8. Cấu trúc của đề tài
1.5.1. Yếu tố khách quan
Trong thời đại hội nhập ngày nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất vì nó có lợi thế khi mọi ngƣời đi xin việc, du lịch, kinh doanh… Hiện tại Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn với các nhà đầu tƣ quốc tế nên cơ hội đƣợc làm việc trong các công ty đa quốc gia là rất lớn với thanh niên Việt Nam, những ngƣời sẽ góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì tầm quan trọng nhƣ vậy nên năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký duyệt “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” trong đó nêu rõ mục tiêu chung: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chƣơng trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt đƣợc một bƣớc tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số l nh vực ƣu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đ ng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trƣờng hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của ngƣời dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. [30]
Đề án này đã thay đổi cách thức dạy và học ngoại ngữ, thay đổi tƣ duy của toàn xã hội, tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của ngƣời dân. Bên cạnh
đó, bài thi tốt nghiệp THPT hằng năm cũng chọn môn Ngoại ngữ (trong đó có Tiếng Anh) là sự kh ng định tầm quan trọng của Tiếng Anh. Chính những lý do nêu trên đã tạo ảnh hƣởng rất lớn đến việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trƣờng THPT.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, ngày 22/06/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã Phê duyệt Quyết định số 2130/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó nêu rõ các định hƣớng và mục tiêu chung, cụ thể :
1. Tạo bƣớc đột phá về chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đƣa ngoại ngữ vào nhà trƣờng từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (nhƣ toán và các môn khoa học tự nhiên ...) bằng ngoại ngữ.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tƣợng để ngƣời học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phƣơng tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói.
3. Tạo môi trƣờng học ngoại ngữ trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội để giáo viên, giảng viên, thành viên gia đình và ngƣời học cùng học ngoại ngữ.
4. Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và năng lực sƣ phạm của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ cho các cấp học.
5. Tăng cƣờng năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ. 6. Ƣu tiên hỗ trợ nâng cao chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ đối với các khu vực khó khăn.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trƣờng.
8. Đổi mới công tác quản lý Đề án bảo đảm thiết thực, khả thi và hiệu quả.
Mục tiêu chung là: “Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục và triển khai chƣơng trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, nhằm nâng cao trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.” [32]
Với các mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học, cũng nhƣ dự trù kinh phí để nâng cao, trang bị các điều kiện CSVC cho các trƣờng THPT trên địa bàn, các trƣờng THPT tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có các điều kiện phù hợp để triển khai thực hiện đề án phù hợp với tình hình của từng trƣờng. Tại các trƣờng THPT trên địa bàn Phù Mỹ, có 02 trƣờng thực hiện thí điểm SGK của Đề án Ngoại ngữ từ sớm (năm học 2014-2015), các trƣờng còn lại đều đã áp dụng dạy đại trà SGK 10 theo chƣơng trình của Đề án Ngoại ngữ quốc gia. Chính nhờ sự đầu tƣ và quan tâm của các cấp, ban ngành, phong trào dạy và học Ngoại ngữ trong các trƣờng THPT có nhiều biến chuyển theo hƣớng tích cực, số học sinh khá giỏi, đặc biệt là hằng năm đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh của các trƣờng trên địa bàn.