Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên và học

ở trường trung học phổ thông

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của HĐDH môn Tiếng Anh ở trƣờng phổ thông, đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động dạy với những nhiệm vụ sau: thực hiện nghiêm túc HĐDH và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện một cách bền vững; cần tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi; tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới PPDH một cách chủ động, sáng tạo; xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng.

Nhà quản lý cần chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn Tiếng Anh của nhà trƣờng. Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trƣờng, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp đƣợc xây dựng trƣớc một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã đƣợc xác định. Kế hoạch chuyên môn là chƣơng trình hành động của tập thể giáo viên trong tổ bộ môn Tiếng Anh, đƣợc xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trƣờng

Trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của các cấp, ngƣời quản lý cần xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng hoạt động dạy học, thực hiện việc phân công lao động hợp lý, phù hợp với thế mạnh của từng cá nhân cụ thể trong tổ bộ môn Tiếng Anh để nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Hiện tại, PPDH tiếng Anh theo đƣờng hƣớng giao tiếp, đòi hỏi phải tạo môi trƣờng giao tiếp, cộng tác giữa tất cả giáo viên và học sinh. Do vậy, nhà

quản lý cần huy động sự phối hợp để thực hiện các HĐDH, thực hiện các hoạt động ngoại khóa để bổ trợ cho quá trình học tập.

Đối với bộ môn Tiếng Anh THPT, hiện tại thực hiện chƣơng trình gồm 105 tiết cho mỗi năm học (315 tiết cho cả cấp học THPT), thực hiện theo đề án Ngoại ngữ quốc gia. Để thực hiện quản lý hiệu quả, lãnh đạo nhà trƣờng cần quản lý tốt việc thực hiện chƣơng trình giáo dục, quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ, thực hiện KT-ĐG theo đúng quy định và đúng lịch thời gian. Thông qua các tổ trƣởng chuyên môn (TTCM) hoặc nhóm chuyên môn Tiếng Anh, ngƣời quản lý cần thực hiện quản lý việc lên lớp của giáo viên. Giáo viên phải thực hiện kế hoạch bài dạy chi tiết, chuẩn bị đồ dùng học tập, dự kiến tổ chức hoạt động… Đối với kế hoạch bài dạy, cần chi tiết, cụ thể, phù hợp, chính xác theo phân phối chƣơng trình, chú trọng tới từng nhóm đối tƣợng cụ thể trong lớp học (học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập…). Tất cả các hoạt động thiết kế phải đáp ứng đƣờng hƣớng giao tiếp: phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực của học sinh, tạo môi trƣờng giao tiếp. Ngƣời quản lý có thể cùng TTCM tham gia dự giờ để biết giáo viên thực hiện giờ dạy nhƣ thế nào.

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện chƣơng trình dạy học. Nhà quản lý cần quản lý tốt các loại hồ sơ: kế hoạch bài dạy; kế hoạch giáo dục, sổ theo dõi và đánh giá học sinh…

Trong quá trình dạy học, KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm l nh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh, nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của dạy học. Có ngh a là nó có tác dụng định hƣớng, thúc đẩy mạnh mẽ HĐDH và hoạt động QLGD. Thông qua việc kiểm tra định kỳ sổ theo dõi và đánh giá học sinh, kiểm tra kế hoạch bài dạy (giáo án) để biết các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ, việc thực hiện xây dựng ma

trận đề kiểm tra

Một trong những vấn đề có liên quan tới quản lý HĐDH môn tiếng Anh là nhà quản lý cần thực hiện tốt việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho giáo viên. Có thể thực hiện bồi dƣỡng tập trung hoặc cho giáo viên tự bồi dƣỡng. Tuy nhiên dù thực hiện theo hình thức nào, ngƣời quản lý cần thực hiện đầy đủ các bƣớc sau: Khảo sát năng lực, trình độ, nguyện vọng bồi dƣỡng; xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng hoặc tự bồi dƣỡng cho giáo viên; đánh giá quá trình bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng của giáo viên để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Để thực hiện tốt việc quản lý HĐDH của giáo viên, bên cạnh Tổ chuyên môn, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phối hợp với các tổ chức đoàn để khác để hỗ trợ thêm cho việc quản lý: Chi bộ đảng (giáo viên là đảng viên), Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (đối với giáo viên còn sinh hoạt trong Chi đoàn giáo viên).

1.4.2.2. Quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh

Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy - học. Chất lƣợng học tập của học sinh kh ng định chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Do vậy, bên cạnh quản lý hoạt động dạy của GV, Hiệu trƣởng cần quan tâm nhiều tới hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh. Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc học tập trên lớp, hoạt động tự học ở nhà, và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động hƣớng nghiệp, ngoại khóa, tất cả các hoạt động bổ trợ cho quá trình học tập. Quản lý hoạt động học gắn liền với việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình môn học, đó là phải có các biện pháp để học sinh có tinh thần, thái độ, nề nếp học tập, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần xây dựng nội quy học tập của nhà trƣờng và giáo viên bộ môn Tiếng Anh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có thể căn

cứ vào nội quy chung của nhà trƣờng để có thêm một số quy định riêng, đặc thù cho lớp và môn học.

Nhà trƣờng cần chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các chƣơng trình ngoại khóa, có liên quan tới môn Tiếng Anh để tạo môi trƣờng giao tiếp; phối hợp với Hội cha mẹ học sinh để có các biện pháp quản lý việc học tập tại nhà của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)