Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trƣờng trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trƣờng trung

học phổ thông

1.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

Tại mục 3, Điều 11. “Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục” của Luật Giáo dục 2019 có đề cập: “Ngoại ngữ quy định trong chƣơng trình giáo dục là ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để ngƣời học đƣợc học liên tục, hiệu quả”

Đối với Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 thể hiện mục tiêu chung: “Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chƣơng trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho GDPT vào năm 2025. Mục tiêu cụ thể quy định cho GDPT: “Đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chƣơng trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2; Đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 đƣợc học chƣơng trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12)”.[33]

Môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ Tiếng Anh để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 k năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ đƣợc xây

dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam.

Trong nội dung chƣơng trình, các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ đƣợc xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp, gần gũi với học sinh phổ thông, đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Tất cả các nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp. Năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học. Kết thúc chƣơng trình GDPT, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tạo nền tảng có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.

Ngoài ra, Chƣơng trình GDPT môn Tiếng Anh còn hƣớng tới việc góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động: ý thức và trách nhiệm lao động, định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.

Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp Bậc 1, 2 và 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Các nội dung dạy học ở bậc THPT cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu đƣợc các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trƣờng học, giải trí,... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó đƣợc sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả đƣợc những kinh nghiệm, sự kiện, ƣớc

mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”.

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên và học sinh ở trường trung học phổ thông ở trường trung học phổ thông

1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của HĐDH môn Tiếng Anh ở trƣờng phổ thông, đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động dạy với những nhiệm vụ sau: thực hiện nghiêm túc HĐDH và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện một cách bền vững; cần tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi; tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới PPDH một cách chủ động, sáng tạo; xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng.

Nhà quản lý cần chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn Tiếng Anh của nhà trƣờng. Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trƣờng, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp đƣợc xây dựng trƣớc một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã đƣợc xác định. Kế hoạch chuyên môn là chƣơng trình hành động của tập thể giáo viên trong tổ bộ môn Tiếng Anh, đƣợc xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trƣờng

Trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của các cấp, ngƣời quản lý cần xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng hoạt động dạy học, thực hiện việc phân công lao động hợp lý, phù hợp với thế mạnh của từng cá nhân cụ thể trong tổ bộ môn Tiếng Anh để nâng cao chất lƣợng giảng dạy.

Hiện tại, PPDH tiếng Anh theo đƣờng hƣớng giao tiếp, đòi hỏi phải tạo môi trƣờng giao tiếp, cộng tác giữa tất cả giáo viên và học sinh. Do vậy, nhà

quản lý cần huy động sự phối hợp để thực hiện các HĐDH, thực hiện các hoạt động ngoại khóa để bổ trợ cho quá trình học tập.

Đối với bộ môn Tiếng Anh THPT, hiện tại thực hiện chƣơng trình gồm 105 tiết cho mỗi năm học (315 tiết cho cả cấp học THPT), thực hiện theo đề án Ngoại ngữ quốc gia. Để thực hiện quản lý hiệu quả, lãnh đạo nhà trƣờng cần quản lý tốt việc thực hiện chƣơng trình giáo dục, quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ, thực hiện KT-ĐG theo đúng quy định và đúng lịch thời gian. Thông qua các tổ trƣởng chuyên môn (TTCM) hoặc nhóm chuyên môn Tiếng Anh, ngƣời quản lý cần thực hiện quản lý việc lên lớp của giáo viên. Giáo viên phải thực hiện kế hoạch bài dạy chi tiết, chuẩn bị đồ dùng học tập, dự kiến tổ chức hoạt động… Đối với kế hoạch bài dạy, cần chi tiết, cụ thể, phù hợp, chính xác theo phân phối chƣơng trình, chú trọng tới từng nhóm đối tƣợng cụ thể trong lớp học (học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập…). Tất cả các hoạt động thiết kế phải đáp ứng đƣờng hƣớng giao tiếp: phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực của học sinh, tạo môi trƣờng giao tiếp. Ngƣời quản lý có thể cùng TTCM tham gia dự giờ để biết giáo viên thực hiện giờ dạy nhƣ thế nào.

Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện chƣơng trình dạy học. Nhà quản lý cần quản lý tốt các loại hồ sơ: kế hoạch bài dạy; kế hoạch giáo dục, sổ theo dõi và đánh giá học sinh…

Trong quá trình dạy học, KT-ĐG kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm l nh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh, nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của dạy học. Có ngh a là nó có tác dụng định hƣớng, thúc đẩy mạnh mẽ HĐDH và hoạt động QLGD. Thông qua việc kiểm tra định kỳ sổ theo dõi và đánh giá học sinh, kiểm tra kế hoạch bài dạy (giáo án) để biết các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ, việc thực hiện xây dựng ma

trận đề kiểm tra

Một trong những vấn đề có liên quan tới quản lý HĐDH môn tiếng Anh là nhà quản lý cần thực hiện tốt việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho giáo viên. Có thể thực hiện bồi dƣỡng tập trung hoặc cho giáo viên tự bồi dƣỡng. Tuy nhiên dù thực hiện theo hình thức nào, ngƣời quản lý cần thực hiện đầy đủ các bƣớc sau: Khảo sát năng lực, trình độ, nguyện vọng bồi dƣỡng; xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng hoặc tự bồi dƣỡng cho giáo viên; đánh giá quá trình bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng của giáo viên để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Để thực hiện tốt việc quản lý HĐDH của giáo viên, bên cạnh Tổ chuyên môn, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phối hợp với các tổ chức đoàn để khác để hỗ trợ thêm cho việc quản lý: Chi bộ đảng (giáo viên là đảng viên), Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (đối với giáo viên còn sinh hoạt trong Chi đoàn giáo viên).

1.4.2.2. Quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh

Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy - học. Chất lƣợng học tập của học sinh kh ng định chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Do vậy, bên cạnh quản lý hoạt động dạy của GV, Hiệu trƣởng cần quan tâm nhiều tới hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh. Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc học tập trên lớp, hoạt động tự học ở nhà, và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động hƣớng nghiệp, ngoại khóa, tất cả các hoạt động bổ trợ cho quá trình học tập. Quản lý hoạt động học gắn liền với việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình môn học, đó là phải có các biện pháp để học sinh có tinh thần, thái độ, nề nếp học tập, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần xây dựng nội quy học tập của nhà trƣờng và giáo viên bộ môn Tiếng Anh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có thể căn

cứ vào nội quy chung của nhà trƣờng để có thêm một số quy định riêng, đặc thù cho lớp và môn học.

Nhà trƣờng cần chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các chƣơng trình ngoại khóa, có liên quan tới môn Tiếng Anh để tạo môi trƣờng giao tiếp; phối hợp với Hội cha mẹ học sinh để có các biện pháp quản lý việc học tập tại nhà của học sinh.

1.4.3. Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông trung học phổ thông

Có thể kh ng định, đối với học sinh, KT-ĐG có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập vì học sinh tự đánh giá mức độ chiếm l nh tri thức, kỹ năng so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, hoàn thiện học vấn bằng các phƣơng pháp tự học với hệ thống các thao tác tƣ duy của chính mình. Đây chính là điều kiện để rèn luyện phƣơng pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh khi học bộ môn Tiếng Anh. Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình để từ đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sƣ phạm và nhân cách ngƣời thầy giáo. Đối với nhà quản lý, kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lƣợng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐDH môn Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra trong đề án Ngoại ngữ quốc gia.

Để thực hiện hiệu quả yêu cầu KT-ĐG, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần quán triệt cho giáo viên và học sinh ý ngh a tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sƣ phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; yêu cầu nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo đúng quy định hiện hành; đa dạng hóa các hình

thức KT-ĐG theo đúng quy định. Đối với giáo viên cần quản lý chặt chẽ việc chấm bài, nhận xét, ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm theo đúng quy chế; thực hiện bảo quản, lƣu trữ sổ điểm lớp theo quy định. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng trung học phổ thông ở trƣờng trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố khách quan

Trong thời đại hội nhập ngày nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi nhất vì nó có lợi thế khi mọi ngƣời đi xin việc, du lịch, kinh doanh… Hiện tại Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn với các nhà đầu tƣ quốc tế nên cơ hội đƣợc làm việc trong các công ty đa quốc gia là rất lớn với thanh niên Việt Nam, những ngƣời sẽ góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì tầm quan trọng nhƣ vậy nên năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký duyệt “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” trong đó nêu rõ mục tiêu chung: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chƣơng trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt đƣợc một bƣớc tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số l nh vực ƣu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đ ng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trƣờng hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của ngƣời dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. [30]

Đề án này đã thay đổi cách thức dạy và học ngoại ngữ, thay đổi tƣ duy của toàn xã hội, tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của ngƣời dân. Bên cạnh

đó, bài thi tốt nghiệp THPT hằng năm cũng chọn môn Ngoại ngữ (trong đó có Tiếng Anh) là sự kh ng định tầm quan trọng của Tiếng Anh. Chính những lý do nêu trên đã tạo ảnh hƣởng rất lớn đến việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trƣờng THPT.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, ngày 22/06/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã Phê duyệt Quyết định số 2130/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó nêu rõ các định hƣớng và mục tiêu chung, cụ thể :

1. Tạo bƣớc đột phá về chất lƣợng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đƣa ngoại ngữ vào nhà trƣờng từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (nhƣ toán và các môn khoa học tự nhiên ...) bằng ngoại ngữ.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)