8. Cấu trúc của đề tài
1.4.3. Quản lý kiểm tra-đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng An hở
trung học phổ thông
Có thể kh ng định, đối với học sinh, KT-ĐG có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập vì học sinh tự đánh giá mức độ chiếm l nh tri thức, kỹ năng so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, hoàn thiện học vấn bằng các phƣơng pháp tự học với hệ thống các thao tác tƣ duy của chính mình. Đây chính là điều kiện để rèn luyện phƣơng pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh khi học bộ môn Tiếng Anh. Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình để từ đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sƣ phạm và nhân cách ngƣời thầy giáo. Đối với nhà quản lý, kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lƣợng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, về vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐDH môn Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra trong đề án Ngoại ngữ quốc gia.
Để thực hiện hiệu quả yêu cầu KT-ĐG, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần quán triệt cho giáo viên và học sinh ý ngh a tầm quan trọng, chức năng và các yêu cầu sƣ phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; yêu cầu nắm vững qui định về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo đúng quy định hiện hành; đa dạng hóa các hình
thức KT-ĐG theo đúng quy định. Đối với giáo viên cần quản lý chặt chẽ việc chấm bài, nhận xét, ghi điểm, sửa chữa điểm trong sổ điểm theo đúng quy chế; thực hiện bảo quản, lƣu trữ sổ điểm lớp theo quy định. Đây là công việc đòi hỏi chính xác và nghiêm túc, cần qui định trách nhiệm rõ ràng.