8. Cấu trúc của đề tài
2.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và quan sát của tác giả, chúng tôi nêu lên những điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh tại các trƣờng THPT huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nhƣ sau:
2.5.1.1. Điểm mạnh
- Hầu hết CBQL tại các trƣờng THPT nghiên cứu trong luận văn có thâm niên công tác từ dƣới 25 năm, độ tuổi trung bình là 40-45, đều đƣợc đào tạo chuẩn, có trình độ quản lý; nhiệt tình, năng động, sáng tạo nên có thể có những quyết sách phù hợp trong quản lý để thay đổi cách thức dạy và học Tiếng Anh. Có 02 Hiệu trƣởng trƣờng THPT tốt nghiệp đại học sƣ phạm chuyên ngành Tiếng Anh, có kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nhiều năm trƣớc khi làm CBQL.
- GVTA các trƣờng đều đạt trình độ chuẩn đào tạo, có chứng chỉ C1 theo thang Ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu về dạy học Tiếng Anh. Hầu hết là giáo viên trẻ, nhiệt tình, có chuyên môn và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, có tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy.
- Có sự quan tâm từ Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan ban ngành tại địa phƣơng mà trƣờng tọa lạc.
- CSVC đƣợc đầu tƣ hằng năm theo hƣớng hiện đại hóa. Nhiều trƣờng có trang thiết bị hiện đại nhƣ: phòng học ngoại ngữ đa năng, bảng tƣơng tác, máy chiếu vật thể, bộ bấm trắc nghiệm, TV màn hình lớn…
2.5.1.2. Điểm yếu
- Ý thức học tập của một bộ phận học sinh còn thấp. Đối với 02 trƣờng THPT công lập tự chủ là: THPT Bình Dƣơng và THPT Nguyễn Trung Trực, chất lƣợng đầu vào của học sinh lớp 10 thấp, gây khó khăn nhiều cho
việc triển khai các mục tiêu chƣơng trình dạy học. Nhiều học sinh chỉ quan tâm nhiều tới điểm số mà chƣa chú trọng rèn luyện năng lực ngoại ngữ.
- Tuy đƣợc đầu tƣ về CSVC và các trang thiết bị dạy học ngoại ngữ trong những năm vừa qua, chất lƣợng chuyên môn của bộ môn thể hiện qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh còn thấp (dƣới 50% điểm TB). Có một bộ phận TTCM lớn tuổi, chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý, chủ yếu điều hành qua kinh nghiệm. Đội ngũ TTCM chƣa đƣợc bồi dƣỡng về kiến thức quản lý.
- Trình độ chuyên môn của GVTA cũng là rào cản lớn cho việc phát triển mạnh mẽ các điều kiện dạy và học Tiếng Anh. Dù GVTA đƣợc đào tạo từ các trƣờng dại học sƣ phạm chuyên ngành, song chƣa có điều kiện rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp nhiều nên việc phát âm chƣa thực sự chuẩn. GVTA chƣa chú ý nhiều tới việc tự học tập nâng cao trình độ CNTT để ứng dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại, ứng dụng các công cụ hỗ trợ từ Internet, Smartphone; việc đa dạng hóa các hình thức học tập chƣa thực sự đƣợc chú trọng nhƣ: hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ Tiếng Anh, tạo môi trƣờng giao tiếp cho học sinh.
- Việc phối hợp với các lực lƣợng xã hội khác cũng chƣa đi vào chiều sâu để phát triển mạnh mẽ phong trào học tập Tiếng Anh.
- Đối với Tổ chuyên môn, việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn mang tính hình thức, chƣa thực sự tập trung, đầu tƣ nhiều cho sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học; việc tổ chức thao giảng, dự giờ, đóng góp ý kiến để giáo viên nâng cao trình độ cũng chƣa thực sự hiệu quả.