Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

* Quản lý giáo dục (QLGD):

QLGD là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên tắc của quản lý nói chung vào lĩnh vực giáo dục. Quản lý và giáo dục tồn tại song hành với nhau. Với tư cách là hệ lớn phức tạp, hệ giáo dục cần có sự quản lý một cách khoa học. Theo tác giả Trần Kiểm đưa ra khái niệm QLGD được xem xét trên hai cấp độ: Cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) và cấp độ vi mô (quản lý nhà trường).

Ở cấp độ vĩ mô: QLGD là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội, ở đây, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất. QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, mục đích, kế hoạch, hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các

15

cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục[19]. QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động.

Ở cấp độ vi mô: QLGD là một chuỗi tác động hợp lý mang tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV và HS, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến [19]. Cũng có thể định nghĩa, QLGD thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [20, tr.38].

Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” [9].

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [27, tr.15].

Từ các khái niệm như trên, chúng ta có thể hiểu: QLGD là sự tác động có mục đích, có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả cao nhất.

16 * Quản lý nhà trường:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [12, Tr.66].

Tác giả Hồ Văn Liên: “Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của cán bộ, nhân viên trong trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục – đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục” [25, tr.27].

Từ các quan niệm trên, quản lý nhà trường được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáo dục) nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, bao gồm quản lý tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, tài chính, nhân lực nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)