8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Sự phối hợp giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong việc giáo dục đạo
dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THPT là sự tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất tập trung…để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.
Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
Việc phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội nhằm tạo cho quá trình giáo dục được thống nhất và được tốt hơn. Thực tiễn đã chứng minh ở đâu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thì ở đó kết quả giáo dục sẽ tốt hơn, như Bác Hồ đã căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
24
Công tác GDĐĐ cho HS THPT đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải chủ động phối kết hợp với nhau trong quá trình giáo dục. Trong sự phối hợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm, là cơ quan chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp, là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm đat hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS.
Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội tạo nên tác động tổ hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS.