Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác

công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu là làm cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS. Giúp cho việc phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả. Từ đó tuyên truyền cho CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh, HS nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức cho HS.

Nhằm đưa công tác GDĐĐ cho HS thực sự trở thành một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho HS THPT.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CBQL, GV, nhân viên thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trường chính sách pháp luật Nhà nước về chiến lược phát triển đất nước, chiến lược phát triển GD, Luật GD, Điều lệ trường THPT và các quy định về xây dựng con người mới trong giai đoạn hiẹn nay. Đặc biệt chú ý đến công tác GDĐĐ cho thế hệ trẻ - chủ nhân của đất nước. Tuyên truyền bằng hình thức treo các băng rôn, áp phích tuyên truyền về đạo đức, giữ gìn phẩm chất đạo đức HS, tuyên truyền pháp luật, các tệ nạn xã hội trong khuôn viên nhà trường. Các nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung trọng điểm vào các nội dung: Ôn lại các giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam từ xưa tới nay, việc giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống, cách tiếp cận với những giá trị đạo đức trong thời kỳ đổi

64

mới, hội nhập đối với HS. Trách nhiệm và vai trò, nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, tập thể trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức HS.

- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV, NV nhận thức một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ cho GV, bởi có tri thức về quản lý GDĐĐ cho HS là điều cần thiết, song càng cần phải có kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản lý GDĐĐ cho HS.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho HS và quản lý GDĐĐ cho HS theo định kỳ tùy theo đơn vị nhưng ít nhất 1- 2 lần một năm học. Để hội thảo đạt kết quả tốt Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch chu đáo về thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, có hệ thống câu hỏi mở để cùng thảo luận. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và quản lý GDĐĐ cho HS.

- Tổ chức hội nghị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ và quản lý GDĐĐ HS cho đội ngũ GVCN, GVBM, phụ trách Đoàn, nhân viên theo định kỳ. Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, trước hết cần sự gương mẫu của lãnh đạo nhà trường và phải xây dựng được kế hoạch GDĐĐ đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao.

- Xây dựng và hoàn thiện những quy định về GDĐĐ cho HS tại các trường phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các cá nhân, các tổ chức, đối với việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Các hoạt động phải huy động nhièu bộ phận, tổ chức tham gia và thể hiện được sự đóng góp có hiệu quả của mỗi thành viên.

65

chế, chính sách chỉ đạo hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trong nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công, giao trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức lập kế hoạch thực hiện, dự kiến các nguồn lực, tài chính tham gia tổ chức thực hiện. Kế hoạch phải xác định được mục tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, người thực hiện, thời gian thực hiện, công tác báo cáo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

- Quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và địa phương về công tác GDĐĐ cho HS trong CB, GV, nhân viên.

Thông qua đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học Hiệu trưởng các trường THPT cần quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước và địa phương; các chỉ thị, văn bản quy định của ngành giáo dục về công tác GDĐĐ cho HS trong tình hình hiện nay một cách đầy đủ, kịp thời đến toàn thể CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường. Tất cả các đoàn thể trong nhà trường phải tích cực tham gia công tác GDĐĐ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển con người toàn diện.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường phải thực hiện tốt đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các qui định của Bộ, Ngành, Sở Giáo dục & Đào tạo về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý GDĐĐ. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và tổ chức tốt công tác phối hợp với các lực lượng tham gia GDĐĐ đảm bảo toàn diện, đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)