Quản lí sự phối hợp giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong việc giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lí sự phối hợp giữa nhà trườn g gia đình xã hội trong việc giáo

việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội là một trong những nội dung quản lý nhà trường của nhà quản lý, những tác động có ý thức của nhà quản lý nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục HS đúng với nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục, đảm bảo nguyên tắc quản lý về giáo dục làm cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đó là hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công, kiểm tra - đánh giá công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong GDĐĐ cho HS.

GDĐĐ cho HS THPT là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra mọi lúc, mọi nơi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đó là nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Mỗi lực lượng đều có vai trò, chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng của mình nhưng đều có sự thống nhất là đảm bảo tốt nhất sự phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Quản lý nội dung này, Hiệu trưởng cần có nghệ thuật sử dụng và phối kết hợp các lực lượng nhằm phát huy những ưu điểm của từng lực lượng nhằm mang đến kết quả giáo dục HS tốt nhất có thể; cần tổ chức các lực lượng thành một khối đoàn kết thống nhất để có tác động mạnh mẽ nhất đến HS tránh các tác động rời rạc, tùy tiện, vô hiệu hóa lẫn nhau; cần tổ chức, trao đổi, bàn bạc thống nhất, cải tiến về kế hoạch, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS toàn trường. Vì vậy, nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng khác để xây dựng môi trường giáo dục

28

thống nhất, lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

Chủ động xây dựng kế hoạch huy động phối hợp với các lực lượng khác để GDĐĐ; xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh để GDĐĐ cho HS. Cung cấp thông tin về HS cho các lực lượng xã hội như: ban đại diện CMHS, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các cơ sở văn hóa, cơ sở sản xuất, các phương tiện thông tin đại chúng. Tạo điều kiện cho GVCN, đoàn trường đi thăm hỏi các địa phương, gia đình HS để nắm thông tin về HS… Đồng thời định hướng cho các tổ chức đó nhận thức về công tác GDĐĐ cho HS.

Để đạt được mục tiêu GDĐĐ toàn diện, cần phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDĐĐ cho GDĐĐ thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, phải coi đó là một nguyên tắc cơ bản. Nếu tách rời ba yếu tố trên thì việc GDĐĐ sẽ kém hiệu quả, gây nên sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn nhau. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là sự phối hợp dựa trên cơ sở thực hiện thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc GDĐĐ cho HS. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục này sẽ tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Tổ chức quản lý tốt sự phối hợp lực lượng giáo dục thì việc GDĐĐ cho HS sẽ đạt được những kết quả hết sức to lớn đó là: Làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong GDĐĐ, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ và giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nước; hăng hái tích cực tham gia công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường và xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, đấu tranh chống lại những việc làm xấu,

29

trái pháp luật, trái qui định của xã hội, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân đối với công tác tổ chức quản lý GDĐĐ. Tự giác thực hiện những quy định chung, tích cực rèn luyện, tu dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách, qua đó, đáp ứng đúng và kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)