Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Tác động của các yếu tố về chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với giáo dục THPT

Chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đối với loại hình trường THPT là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Sự phát triển của trường THPT nói chung và các hoạt động giáo dục ở trường THPT nói riêng luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục THPT bao gồm các Thông tư về việc tổ chức và hoạt động ở trường THPT, các quy chế quản lý hoạt động, quản lý đội ngũ CBQL và GV, quy chế về GDĐĐ ở trường THPT và các Thông tư hướng dẫn về một số vấn đề về tài chính, sử dụng tài chính ở trường THPT. Tất cả các văn bản quy chế, thông tư này đều mang tính pháp lý để các trường THPT tổ chức và thực hiện. Các văn bản pháp lý của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình GDĐĐ ở trường THPT. Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng ở trường THPT đi không đúng hướng.

1.5.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

Tuổi HS THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân

30

đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…).

Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em.

Do đó, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của HS trường THPT được hình thành và phát triển phong phú hơn so với lứa tuổi trước (THCS). Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thanh niên, giúp chúng ta cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách tốt nhất.

HS trường THPT không chỉ nhận thức cái tôi của mình trong hiện tại mà lại nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai; có thể nhận thức được những phẩm chất nhân cách được bộc lộ rõ. Việc tự phân tích những phẩm chất nhân cách của bản thân là dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang chuẩn bị trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần biết đến sự ảnh hưởng của tâm lí lứa tuổi HS để tôn trọng ý kiến của HS, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời phải đưa ra các hình thức, sử dụng các phương pháp khéo léo để GDĐĐ cho các em HS.

31

1.5.1.3. Tác động của yếu tố kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; Sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THPT; Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trường THPT, trong đó có GDĐĐ cho HS. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của HS.

Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý GDĐĐ ở trường THPT, vì Internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của HS cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực. Công nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lý các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy việc quản lý GDĐĐ sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.

1.5.1.4. Các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính

Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục, rèn luyện phát triển nhân cách HS.

Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường ... đó là một trường học có đầy đủ cơ sở vật chất. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, GDĐĐ cho HS phải có đủ điều kiện tổ chức và

32

phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể GV và HS hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)