8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với các đối tượng khảo nghiệm (200 CBQL, GV, CMHS các trường THPT thị xã Gia Nghĩa), tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
STT Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. 104 (52,0%) 94 (47,0%) 2 (1,0%) 0 (0,0%)
89 STT Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS. 79 (39,5%) 117 (58,5%) 4 (2,0%) 0 (0,0%) 3
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐHS. 134 (67,0%) 65 (32,5%) 1 (0,5%) 0 (0,0%) 4
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc GDĐĐ cho HS.
64 (32,0%) 127 (63,5%) 9 (4,5%) 0 (0,0%)
5 Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa nhà trường. (34,0%) 68 (64,0%) 128 (2,0%) 4 (0,0%) 0
6
Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên. 68 (34,0%) 125 (62,5%) 7 (3,5%) 0 (0,0%)
Qua bảng 3.1 cho thấy 06 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ mà tác giả đã đề xuất được trên 95% ý kiến của CBQL, GV, CMHS và HS cho rằng rất khả thi và khả thi. Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS được đánh giá rất khả thi và khả thi cao nhất (99,5%), điều này cũng chứng tỏ CBQL, GV, CMHS và HS cho rằng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là rất quan trọng và đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS. Biện pháp nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 99%. Biện pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS; Xây dựng văn hóa nhà trường đều có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 98%. Biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên có mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi là 96,5%. Biện phápTăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc GDĐĐ cho HS có mức độ
90
đánh giá rất khả thi và khả thi là 95,5%. Có thể thấy các biện pháp mà tác giả đưa ra có số ý kiến đánh giá “rất khả thi và khả thi” chiếm tỷ lệ cao, điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của thị xã Gia Nghĩa. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, tùy theo điều kiện thực tế của từng trường để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo đạt hiệu quả.
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
STT Các biện pháp Mức độ Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.
109 (54,5%) 88 (44%) 3 (1,5%) 0 (0,0%) 2
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS. 73 (36,5%) 123 (61,5%) 4 (2,0%) 0 (0,0%) 3
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS. 115 (57,5%) 83 (41,5%) 2 (1,0%) 0 (0,0%) 4
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc GDĐĐ cho HS. 82 (41,0%) 114 (57,0%) 4 (2,0%) 0 (0,0%) 5
Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa
nhà trường. 64 (32,0%) 133 (66,5%) 3 (1,5%) 0 (0,0%) 6
Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên.
117 (58,5%) 79 (39,5%) 4 (2,0%) 0 (0,0%)
Qua khảo nghiệm chúng ta thấy các biện pháp đề xuất đều được CBQL, GV, CMHS và HS đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết (trên 98%). Trong đó phải kể đến một số biện pháp được đánh giá rất cao: Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS (đánh giá mức độ
91
rất cấp thiết và cấp thiết 99%), biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên (đánh giá mức độ rất cấp thiết và cấp thiết 98,0%). Các biện pháp này nhận được sự đồng thuận cao của CBQL, GV, CMHS và HS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề tài đưa ra sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra.
92
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT và trên cơ sở thực trạng về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, tác giả luận văn đã xác lập các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuất được 6 biện pháp quản lý. Các biện pháp quản lý đó là:
(1) Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
(2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho học sinh.
(3) Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS (4) Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS
(5) Xây dựng văn hóa nhà trường
(6) Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên
Các biện pháp này đều có mối quan hệ thống nhất và biện chứng cho nhau, trong đó biện pháp 1 là biện pháp cơ bản có tác động đến tất cả các biện pháp còn lại. Biện pháp 2 và 3 là các biện pháp then chốt, có tính chất đột phá. Biện pháp 4, 5 và 6 là các biện pháp rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý công tác GDĐĐ. Các biện pháp trên đã được tác giả tiến hành khảo nghiệm và đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Điều đó cho phép có thể triển khai trong thực tế để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS ở các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động GDĐĐ; đã xây dựng và làm rõ các khái niệm cơ bản, các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT. Trong đó, xác định mục tiêu, phương pháp, hình thức, nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng.
1.2. Về thực tiễn
Qua khảo sát và phân tích thực trạng cho thấy hoạt động GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ đã được các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông đã được các cấp quản lý quan tâm. Các CBQL đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ. Việc chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ ở các trường THPT bước đầu được cải tiến. Nhờ vậy, trong những năm gần đây tình hình đạo đức của HS các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có những chuyển biến tích cực, được chính quyền địa phương và CMHS ghi nhận.
Bên cạnh những mặt đã làm được, quản lý hoạt động GDĐĐ ở các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông vẫn còn những mặt hạn chế như:
- Công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ của các trường THPT còn xem nhẹ, không có kế hoạch bộ phận mà thường lồng ghép chung vào kế hoạch giáo dục năm học nên nội dung kế hoạch đề ra còn chung chung và sơ sài. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch của các trường chưa khoa học, chưa toàn diện, thiếu đồng bộ, việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng.
94
về hoạt động GDĐĐ, chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ, và chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác GDĐĐ. Công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội còn nhiều bất cập. Quản lý đổi mới phương pháp GDĐĐ, đa dạng hóa hình thức GDĐĐ còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ còn xem nhẹ.
Tác giả luận văn đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Đó là:
(1) Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
(2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS (3) Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS (4) Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS
(5) Xây dựng văn hóa nhà trường
(6) Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên
Các biện pháp quản lý trên có mối quan hệ tương tác với nhau, có tính hệ thống. Và các biện pháp đó đã được các cán bộ QLGD và GV các trường đánh giá cao về giá trị của tính cấp thiết và khả thi.
Như vậy, có thể khẳng định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn đã hoàn thành.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy xác định nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, nội dung thực hiện việc quản lý GDĐĐ cho từng bộ phận, tổ
95
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng bảng đánh giá đạo đức về lượng hóa tiêu chuẩn đạo đức của HS nhằm giúp các nhà trường nói chung và các trường THPT nói riêng dễ dàng vận dụng trong quá trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho HS.
- Nghiên cứu đưa vào giảng dạy chính khoá với các vấn đề: Giáo dục giá trị, chuẩn mực đạo đức, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kỹ năng ứng xử văn hoá cho HS.
- Có chính sách, chế độ đãi ngộ với đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm. Bổ sung các hình thức khen thưởng đối với GV, nhất là GV làm công tác chủ nhiệm.
2.2. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đăk Nông
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ của các nhà trường. - Chỉ đạo xây dựng điểm một số mô hình GDĐĐ trong nhà trường phù hợp với giai đoạn hiện nay để rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV về kỹ năng vận dụng bài học vào GDĐĐ; bồi dưỡng cho GVCN kỹ năng lập kế hoạch GDĐĐ. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho HS.
- Đưa công tác GDĐĐ trong nhà trường thành tiêu chí thi đua, khen thưởng. Khen thưởng, biểu dương những GV làm công tác chủ nhiệm giỏi, GV có thành tích giáo dục HS hư, HS cá biệt.
- Xây dựng qui chế phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các ngành Công An, Tuyên giáo, Tư pháp, Y tế... trong việc quản lý GDĐĐ cho HS.
2.3. Đối với các trường trung học phổ thông
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để liên kết với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng chăm lo, đóng góp công sức cho công tác giáo dục và GDĐĐ cho HS.
96
- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp GDĐĐ nhằm thu hút HS tích cực, tự giác tham gia rèn luyện đạo đức.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho HS học tập và trao đổi kinh nghiệm.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của HS công bằng, khách quan, chính xác. Thực hiện tốt công tác khen thưởng, phê bình kịp thời đúng người đúng việc, đúng thời điểm.
- Chăm lo bồi dưỡng, tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm.
- Tham mưu, đề xuất kịp thời với Sở Giáo dục và Đào tạo những vấn đề trong công tác GDĐĐ cho HS.
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức , NXB Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
[7]. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội
[8]. Nguyễn Thanh Bình (2006), Lý luận giáo dục học, NXB Đại học sư phạm.
[9]. Nguyễn Quốc Chí, Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Bài giảng cho học viên cao học QLGD K6 khoa sư phạmĐại học Quốc gia Hà Nội
[10]. Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.)
[12]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
98
[13]. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
[14]. Phạm Minh Hạc (2006), Tâm lý học nghiên cứu con người trong thời kì đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[16]. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Bachkhoatoanthu.gov.vn.
[17]. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[18]. Trần Kiểm (2014), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB ĐHSP.
[19]. Trần Kiểm (2004), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[20]. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[22]. Trần Hậu Kiểm (1993), Các dạng đạo đức xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[23]. Trần Hậu Kiểm (1996), Giáo trình đạo đức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24]. Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[25]. Hồ Văn Liên (2007), Quản lý giáo dục và trường học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
99
[26]. Nguyễn Ngọc Long (2000), Giáo trình đạo đức học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
[27]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (CB) (2015), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội.
[28]. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[29]. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học (tập 2), NXB Giáo dục.
[30]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
[31]. Nguyễn Sỹ Thư (chủ biên) (2013), Phát triển năng lực giáo dục học sinh, NXB Giáo dục Việt Nam.
[32]. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.
100
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho Cán bộ quản lý và giáo viên)
Kính gửi: Quý Thầy/Cô giáo!
Để có cơ sở khoa học nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, tôi thực hiện việc thăm dò ý kiến của quý Thầy/Cô về vấn đề liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông hiện