8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng về sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Để khảo sát thực trạng về sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 CBQL, GV và 100 CMHS các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Khảo sát về mức độ thực hiện hoạt động phối hợp nhà trường – gia đình xã hội trong GDĐĐ cho HS THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
STT Mức độ CMHS CBQL, GV
SL % SL %
1 Rất thường xuyên 25 25 10 10
2 Thường xuyên 28 28 22 22
3 Chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học 28 28 57 57
4 Chỉ phối hợp khi có nhiều HS vi phạm đạo đức,
nội quy trường học 19 19 11 11
Qua số liệu trong bảng 2.5 cho thấy thực tế các trường THPT thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông chưa thực hiện phối hợp với CMHS một cách thường xuyên mà chỉ qua những lần đại hội phụ huynh HS ở hai học kỳ là cơ bản, qua khảo sát chỉ có 10,0% ý kiến CBQL, GV được hỏi cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong GDĐĐ cho HS là rất thường xuyên và 22,0% ý kiến cho rằng rất thường xuyên, có đến 57,0% ý kiến CBQL, GV cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học, có 11,0% ý kiến cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp khi có nhiều HS vi phạm đạo đức, nội qui trường học. Thỉnh thoảng riêng ở từng trường, GVCN lớp có mời phụ huynh đến để trao đổi, phối hợp với phụ huynh khi có con em mình vi phạm đạo đức hay học tập yếu kém. Về phía CMHS có 25,0% ý kiến cho rằng sự phối hợp là rất thường xuyên, 28,0% cho rằng thường xuyên,
47
28,0% ý kiến cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chỉ có đầu năm và cuối năm học, 19,0% ý kiến cho rằng chỉ phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội khi có HS vi phạm. Qua đây ta thấy mức độ phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa đáp ứng được thực tế cần thiết của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội để GDĐĐ cho HS được tốt hơn. Bên cạnh mức độ phối hợp thì chất lượng sự phối hợp cũng cần phải chú trọng.