Quản lí hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Quản lí hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

học phổ thông

Thành lập bộ phận chuyên môn để lựa chọn những nội dung, xây dựng kế hoạch, chương trình lồng ghép các nội dung GDĐĐ vào trong các môn văn hóa; thông báo kế hoạch, chương trình hành động, phân công các thành viên chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung, tiến độ thực hiện chương trình và kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

Quản lý về thực hiện kế hoạch là giám sát quá trình thực hiện kế hoạch, việc triển khai các hoạt động trong kế hoạch có thực sự thực hiện hiệu quả. Quản lý việc thực hiện kế hoạch được thực hiện dựa trên các nội dung, thể hiện:

- GVCN báo cáo lên Ban Giám hiệu hàng tuần về tình hình lớp mình phụ trách.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên báo cáo hàng tuần về tình hình thực hiện nội quy của HS.

- Có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng tiếp theo.

- Khen thưởng biểu dương kịp thời gương người tốt việc tốt, xử lí nghiêm khắc những vi phạm về đạo đức trong HS.

- Có sự bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.

- Biểu dương những gương điển hình, đồng thời phê bình những cá nhân chưa hoàn thành kế hoạch đề ra trong GV, nhân viên.

- Sơ kết, tổng kết về công tác thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS.

1.4.3. Quản lí hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông thông

Chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn trong nhà trường lựa chọn hình thức GDĐĐ cho HS THPT theo yêu cầu cần phải đa dạng, phù hợp tâm sinh lý lứa

26

tuổi, phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc áp dụng các hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS THPT thông qua các môn học, thông qua các hoạt động NGLL theo các chủ đề, chủ điểm từng tháng, từng năm học. Xây dựng được các tiêu chí đánh giá công tác GDĐĐ trên cơ sở mục tiêu GDĐĐ và thực tiễn công tác giáo dục của nhà trường, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện tốt hai hình thức sinh hoạt là chào cờ đầu tuần và sinh hoạt chủ nhiệm. Ngoài ra, tạo điều kiện để HS các lớp sinh hoạt theo từng chủ điểm, sinh hoạt Đoàn, dã ngoại, cắm trại, hội thi, công tác đền ơn đáp nghĩa, kỉ niệm các ngày lễ lớn…

1.4.4. Quản lí đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Trong đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS, GV là chủ thể có vai trò trực tiếp đến chất lượng giáo dục cũng như sự thành công của việc đổi mới phương pháp giáo dục. Vì vậy, trọng tâm của quản lý đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS là quản lý hoạt động giảng dạy của GV. Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý thích hợp, tạo điều kiện thúc đẩy và đi tiên phong trong quá trình thực hiện đổi mới, GV phải được hướng dẫn và cung cấp phương tiện. Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS bao gồm các nội dung sau đây:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS. - Tổ chức quán triệt cho GV về tinh thần đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS.

- Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện giáo dục mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong GDĐĐ (từ khâu chuẩn bị bài, tổ chức giảng dạy trên lớp, kiểm tra đánh giá HS; lưu giữ sản phẩm giảng dạy) để người GV có thể tạo nhiều cơ hội cho HS lĩnh hội, làm chủ được nhiều tri thức để phát

27 triển và hoàn thiện cá nhân mình.

- Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)