Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

22

lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực và hành vi đạo đức cần thiết phù hợp với đạo đức xã hội hiện đại.

Phương pháp GDĐĐ cho HS trường THPT rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV và HS về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới. Để phương pháp nêu gương phát huy tốt tác dụng GV cần lựa chọn các gương sáng là chủ yếu, không lạm dụng gương phản diện vì dễ gây phản tác dụng.

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho HS thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể.

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người HS thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho HS. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

23

Phương pháp GDĐĐ cho HS rất đa dạng. Vì vậy, nhà giáo và CBQL giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)