Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Đội ngũ cán bộ GV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức HS. Chất lượng đội ngũ cán bộ GV quyết định chất lượng GDĐĐ cho HS. HS không dễ dàng làm theo lời khuyên của GV, mà các em lại dễ dàng làm theo cách GV đang làm.

Đối với công tác GDĐĐ, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ, GV. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục HS, mỗi cán bộ GV phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với HS, được HS mến phục, kính yêu.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng.

1.5.2.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS là một trong những điều kiện quan trọng chi phối hoạt động GDĐĐ cho HS. Nhận thức của các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS THPT được đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải GDĐĐ cho HS; vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, GVCN, GVBM; vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ

33

chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc GDĐĐ cho HS.

Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lý và GDĐĐ cho HS không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi Hiệu trưởng khi tổ chức các hoạt động cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia GDĐĐ thì công tác GDĐĐ cho HS mới được nâng tầm và đạt hiệu quả như mục tiêu giáo dục đề ra.

1.5.2.3. Môi trường văn hóa nhà trường

Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy, thì văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thông, nghi thức tập thể...Và phần chìm không quan sát được như niềm tin, cảm xúc, thái độ.... Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên

34

ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Đối với đội ngũ GV nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, rất cần những thầy cô giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, văn hóa nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.

35

Kết luận chương 1

GDĐĐ là một bộ phận rất quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho HS, và là nhiệm vụ quản lý hàng đầu của người CBQL nhà trường. Đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi. Có thể nói GDĐĐ cho HS là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì yếu tố có tính tiên quyết trong QLGD là phải nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho HS đặc biệt là HS trường THPT.

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn đã tập trung xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Ở chương 1, tác giả luận văn đã xác định các khái niệm cốt yếu của đề tài luận văn, đã tập trung làm rõ các khái niệm Hoạt động GDĐĐ cho HS THPT và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. Luận văn đã đi sâu phân tích những hoạt động GDĐĐ cho HS THPT (bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THPT) và phân tích lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT trên các khía cạnh: Mục tiêu quản lý; quản lý nội dung, kế hoạch GDĐĐ; quản lý đổi mới phương pháp và hình thức GDĐĐ; quản lý sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc GDĐĐ cho HS. Đồng thời xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

Những vấn đề trên đây sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường THPT thị xã Gia Nghĩa – tỉnh Đăk Nông trong chương 2.

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục – đào tạo của thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2005/NĐ-CP thành lập thị xã Gia Nghĩa, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 225 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột 120 km.

Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và trung tâm khoa học chuyển giao công nghệ của tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, có trục Quốc lộ 14 là trục giao thông xương sống quan trọng gắn kết các trung tâm kinh tế của Vùng với các vùng lân cận; có Quốc lộ 14C là trục gắn kết các khu kinh tế cửa khẩu dọc hành lang biên giới, có Quốc lộ 28 kết nối đô thị với Đà Lạt – trung tâm du lịch của cả nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Nông nói chung và thị xã Gia Nghĩa nói riêng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông Bắc Campuchia về mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và Quốc tế.

Đô thị Gia Nghĩa đặt trong bối cảnh phát triển của vùng Tây Nguyên. Gia Nghĩa được xem là một hạt nhân có chức năng chuyển tiếp các hoạt động từ vùng Tây Nguyên tới vùng Đông Nam Bộ (vùng phát triển năng động nhất cả nước) kết nối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - một hướng mở ra cảng

37

trợ chức năng kết nối các hoạt động theo hành lang Đông Tây và tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, liên kết với các khu vực phát triển nhằm thúc đẩy các lợi thế so sánh của khu vực.

Đô thị Gia Nghĩa có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và là đô thị quan trọng trong vùng Tây Nguyên và của Việt Nam (trung tâm công nghiệp Bôxit), có sức hút và tác động rộng lớn đối với các tỉnh xung quanh và quốc tế. Việc mở rộng ranh giới hành chính mang lại cho Gia Nghĩa một vùng sinh thái và tài nguyên rộng lớn, tạo nên những lợi thế cạnh tranh lớn so với các đô thị lớn khác trong khu vực, khi đặt vấn đề về phát triển đô thị Gia Nghĩa theo hướng đô thị hiện đại - xanh - sạch - đẹp.

Thị xã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư và có những bước phát triển đáng ghi nhận, bộ mặt đô thị ngày càng thay da đổi thịt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây của Gia Nghĩa đạt trên 20%, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng-an ninh giữ vững.

Hệ thống giáo dục ở thị xã Gia Nghĩa ngày càng được củng cố và phát triển đi lên cả về số lượng và chất lượng. Toàn thị xã Gia Nghĩa có 4 trường THPT với tổng số 3.018 HS. Từ nguồn ngân sách địa phương, thị xã đã đầu tư trên 1,8 tỷ đồng để tu sửa, cải tạo 25 phòng học xuống cấp và trên 2,5 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị dạy học như bàn ghế, thiết bị tin học.

Nhiều trường thực hiện xã hội hóa để hoàn thiện hệ thống sân trường, tường rào. Đội ngũ GV và CBQL được chú trọng bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện có, 08/08 xã, phường (tỷ lệ 100%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến nay, 100% GV các cấp học đạt chuẩn, trên chuẩn là 30%. Công tác đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông ngày càng được chú trọng.

38

2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông tỉnh Đăk Nông

Hiện nay trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa có 04 trường THPT gồm các trường: THPT Chu Văn An, THPT Gia Nghĩa, THPT DTNT N’Trang Lơng, THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh.

Toàn thị xã Gia Nghĩa có 4 trường THPT với tổng số 3.018 học sinh, CBQL là 13 người, trong đó có 04 hiệu trưởng và 09 hiệu phó. Tất cả CBQL của các trường đều được lựa chọn từ những cán bộ, GV ưu tú của các trường, hầu hết đều có trình độ từ đại học, là những GV có kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có khả năng quản lý; đa số CBQL các trường đều là đảng viên, có tư tưởng chính trị vững vàng, có uy tín. Cơ cấu có sự đồng đều giữa nam và nữ.

GV giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa là 186 người, tỷ lệ giáo viên/lớp năm học 2018-2019 là 2,2 cơ bản phù hợp so với quy định ban hành theo Thông tư số 16/2017/TT-BGD ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ toàn cấp THPT thị xã có 43 thạc sĩ và số giáo viên còn lại đều đạt trình độ đào tạo đại học. Như vậy, 100% giáo viên các trường THPT đều đạt và vượt chuẩn đào tạo theo quy định. Hầu hết đội ngũ GV có tuổi đời từ 28 tuổi trở lên, công tác ít nhất từ 5 năm trở lên nên hầu hết đã có kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm; đồng thời là lực lượng có trình độ chuyên môn khá tốt, hăng hái nhiệt tình, được đào tạo chính quy, tỉ lệ GV xếp loại khá giỏi 97,5%, đây là điểm mạnh của đội ngũ GV ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Bên cạnh đó đội ngũ GV còn có đạo đức tốt, rất nhiệt huyết trong giảng dạy và đầu tư sáng tạo trong từng tiết dạy nhằm kích thích sự ham học cho HS.

39

2.2. Khái quát về quá trình khảo sát

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

2.2.2. Nội dung khảo sát

* Đối với hoạt động GDĐĐ cho HS THPT:

- Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS và CMHS về hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

- Thực trạng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

- Thực trạng về sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THPT.

* Đối với quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT:

- Thực trạng quản lý nội dung, kế hoạch GDĐĐ cho HS THPT

- Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động GDĐĐ cho HS THPT

- Thực trạng về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THPT

2.2.3. Khách thể khảo sát

100 CBQL và GV, 600 HS và 100 CMHS ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Gồm 4 trường: THPT Chu Văn An, THPT Gia Nghĩa, THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, THPT DTNT N’Trang Lơng.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

40

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu về quản lý hoạt động GDĐĐ của một số CBQL, GV tại các trường THPT trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết hoạt động GDĐĐ và công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của hiệu trưởng.

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát.

2.2.5. Xử lí kết quả khảo sát

Ứng dụng các phép toán thống kê và phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý kết quả khảo sát; thang đánh giá tương ứng với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THPT.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)