Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Cũng như tất cả các loại hình giáo dục khác, GDĐĐ đòi hỏi một hệ thống các hình thức giáo dục thống nhất và đa dạng. Điều đó được quy định trước hết tính đa dạng của đối tượng giáo dục về mặt tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sinh sống, học vấn và những đặc điểm xu hướng, tính cách. Trong quá trình xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa GDĐĐ nói riêng, đã và đang xuất hiện nhiều hình thức giáo dục cụ thể và hiệu quả. Trường THPT nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nên cũng có những hình thức GDĐĐ cho HS nói chung.

Hình thức GDĐĐ cho HS THPT rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể HS tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động NGLL như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,...

Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS trường THPT được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm sau đây:

- GDĐĐ cho HS thông qua các môn học: Việc GDĐĐ cho HS thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

21

- GDĐĐ cho HS thông qua hoạt động NGLL: Các hoạt động NGLL rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao ... Các hoạt động NGLL giúp HS trải nghiệm và hình thành các quan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thông qua hoạt động này, HS có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.

- GDĐĐ cho HS thông qua sự giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề GDĐĐ và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các CBQL và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc GDĐĐ cho HS, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Ba nhóm hình thức GDĐĐ cho HS THPT này được chi tiết hóa thành 8 hình thức cụ thể sau:

(1) GDĐĐ HS thông qua việc học tập nội quy nhà trường (2) GDĐĐ HS thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần

(3) GDĐĐ HS thông qua giảng dạy môn GDCD và các môn học khác (4) GDĐĐ HS thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp

(5) GDĐĐ HS thông qua hoạt động NGLL

(6) GDĐĐ HS thông qua hệ thống phát thanh tuyên truyền

(7) GDĐĐ HS thông qua hệ thống truyền thống Website, Facebook của Nhà trường

(8) GDĐĐ HS thông qua hình thức tự rèn luyện, tự giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)