Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm,

phạm, khen thưởng, động viên.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là công việc thường xuyên của công tác quản lý GDĐĐ học sinh. Kiểm tra, đánh giá để nắm bắt những thông tin một cách đầy đủ, có những cách điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó có hình thức khen thưởng kịp thời, tạo ra động lực kích thích CBQL, GV và học sinh tự giáo dục hoàn thiện cho học sinh. Tổ chức phong trào thi đua tốt thì học sinh sẽ bộc lộ những đặc điểm phẩm chất đạo đức của mình; các em có điều kiện học tập, sáng tạo và phát huy những khả năng của mình, rèn luyện cho các em có nhiều đức tính tốt, biết cộng tác và chia sẻ với cộng đồng.

Động viên, kích thích đội ngũ GV và HS thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐ và rèn luyện đạo đức. Hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác GDĐĐ của đội ngũ GV và kết quả rèn luyện đạo đức của HS; kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ GV và HS.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí, quy trình cụ thể trong kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường

Hiệu trưởng thành lập Ban soạn thảo các tiêu chí, xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ. Sau khi dự thảo, tổ chức cho GV, HS thảo luận, góp ý. Ban soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện, trình Hiệu trưởng ký duyệt và công khai tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, đánh giá trên bảng tin, website nhà trường và trong cuộc họp Hội đồng giáo dục.

83

trong các tiết học, trong thi đua giữa các lớp hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học, trong từng đợt thi đua theo chủ đề, giai đoạn (20/11, 22/12, 26/3, 19/5). Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá cụ thể, rõ ràng căn cứ trên Điều lệ trường THPT, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học THPT và các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT và điều kiện thực tế. Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải kết hợp cả định lượng (số lần đạt thành tích, số lần vi phạm) và định tính (nhận thức, hành động).

- Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Hiệu trưởng lên kế hoạch, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận, cá nhân trong trường và sự phối hợp với CMHS và các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ học sinh.

Hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trên nhiều đối tượng, kết hợp nhiều nội dung, hình thức, phương pháp để đảm bảo độ chính xác của kết quả kiểm tra, đánh giá, từ đó có sự điều chỉnh, khắc phục hạn chế, sai sót, phát huy thế mạnh.

Đánh giá trên nhiều đối tượng, nội dung: Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh của GVCN, GVBM, Đoàn Thah niên; kiểm tra công tác giáo dục HS cá biệt, xử lý HS vi phạm; kiểm tra hoạt động GDĐĐ theo tuần, tháng...

Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá định kỳ, Kiểm tra đánh đột xuất, đánh giá kết quả theo từng nội dung hoạt động, ...

Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: Tham gia các hoạt động tập thể, dự giờ, quan sát HS, thông qua báo cáo, bài kiểm tra, bài viết thu hoạch, tọa đàm, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, qua ý kiến đánh giá của GV, HS, CMHS và các lực lượng xã hội..

84

hợp theo từng nội dung. Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong Nhà trường tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế trong công tác GDĐĐ học sinh.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trong Nhà trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi vì giáo dục là một quá trình, việc hình thành nề nếp, đạo đức, lối sống cho HS không chỉ thực hiện trong một vài ngày, vài tháng, không chỉ trong trường lớp mà nó được diễn ra liên tục, kéo dài và ở mọi nơi. Nếu công tác kiểm tra đánh giá không thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng “đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột” dẫn đến công tác GDĐĐ không đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời, chính xác.

Xây dựng các tiêu chí khen thưởng và quy định hình thức kỷ luật cụ thể cho mỗi hoạt động, làm cơ sở đánh giá khách quan hoạt động GDĐĐ học sinh.

Trong từng tháng, từng đợt thi đua, cuối kỳ, cuối năm, Hiệu trưởng tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ cho HS. Động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với bộ phận, cá nhân điển hình trong công tác GDĐĐ học sinh; đồng thời phê bình, nhắc nhở, xử lý những bộ phận, cá nhân làm chưa tốt.

* Đối với công tác thi đua

Người hiệu trưởng cần phải tuyên truyền giáo dục, làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác thi đua, phong trào thi đua phải trở thành động lực để phát triển và biện pháp xây dựng con người mới. Tích cực đổi mới hình thức thi đua, coi trọng giao ước thi đua, yêu cầu các tập thể bộ phận phải có đăng kí giao ước thi đua với các

85

tiêu chí trọng yếu. Thường xuyên tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc các tập thể, cá nhân thực hiện thi đua, kịp thời động viên những tập thể cá nhân làm tốt, hướng dẫn hỗ trợ những đơn vị, tập thể, cá nhân chưa làm tốt, nâng cao độ đồng đều trong phong trào thi đua. Qua phong trào thi đua xây dựng các mô hình và điển hình tiên tiến xuất sắc. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng các điển hình, các nhân tố mới tích cực để có kế hoạch bồi dưỡng và đề nghị hình thức khen thưởng xứng đáng. Sơ kết, động viên kịp thời các đợt thi đua ngắn, đánh giá hiệu quả của phong trào, rút ra bài học kinh nghiệm cho các đợt hoạt động tới.

Công tác thi đua phải tránh tính hình thức, chạy theo bệnh thành tích. Làm sao để thi đua có tác dụng thiết thực, làm cho cán bộ giáo viên và học sinh phát huy được sự sáng tạo. Làm sao cho phong trào thi đua phải trở thành liên tục, thường xuyên, hiệu quả, thúc đẩy việc hoàn thành vượt mức mức các nhiệm vụ chính trị đề ra cho từng năm học và cho các thời kì kế hoạch, đồng thời làm cho mọi người đều có thể trưởng thành trong phong trào thi đua. Thi đua phải có sự bao quát, nâng đỡ, bồi dưỡng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh những tri thức khoa học và tri thức chuẩn mực về đạo đức.

* Đối với công tác khen thưởng

Cần phải xây dựng các tiêu chí thi đua và thang điểm thi đua ngay từ đầu mỗi năm học. Thang điểm thi đua cần cụ thể, lượng hóa để có thể thuận lợi trong đánh giá. Sử dụng thang điểm thi đua để đánh giá chất lượng hoạt động của từng tập thể, cá nhân trong nhà trường. Khen thưởng cần phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời; đảm bảo thống nhất giữa các tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. Kết hợp chặt chẽ, động viên tinh thần với khuyên khích bằng lợi ích vật chất.

86

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá các kế hoạch hoạt động GDĐĐ của các cá nhân, tổ chức trong trong nhà trường (giáo viên chủ nhiệm

lớp, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên) với nhiều hình thức kiểm tra như: trực tiếp, gián tiếp, thường xuyên hoặc đột xuất. Cần tạo điều kiện thuận lợi trong phối kết hợp với các lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ (phụ huynh, các cấp chính quyền địa phương tham gia ở ngoài trường học) nhằm giáo dục HS đạt hiệu quả cao nhất.

Kế hoạch kiểm tra được xây dựng khoa học, cụ thể, thời gian kiểm tra phải phù hợp. Hiệu trưởng phải ưu tiên sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiếm tra, đánh giá kịp thời, đầy đủ.

Có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục để đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trong Nhà trường một cách khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)