8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trườn g gia
gia đình - xã hội trong việc đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo được sự thống nhất, đồng bộ về quan điểm GDĐĐ cho HS giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia công tác GDĐĐ cho HS, góp phần cùng với nhà trường nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS; giúp HS có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, thói quen và ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào HS.
76
3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
Lực lượng nòng cốt cho hoạt động quản lý sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong nhà trường là: Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, GVCN. GVCN là cầu nối, là nút thông tin giữa nhà trường và gia đình. Chính vì thế, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GVCN là việc làm cần thiết và thường xuyên nhằm giúp họ có những kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, tuyên truyền vận động, từ đó thu hút được sự phối hợp của phụ huynh HS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS mà nhà trường đã đề ra. Hiệu trưởng là người thường xuyên nhắc nhở và động viên đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường nhận thức đúng về vai trò nhiệm vụ phối hợp, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy. Đồng thời, để tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc GDĐĐ cho HS nhà trường cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
- Lựa chọn cán bộ, GV có năng lực phối hợp tốt để làm nòng cốt cho phong trào.
- Bổ sung kịp thời những cán bộ có năng lực phối hợp tốt vào ban chỉ đạo. - Phát huy vai trò của ban chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
- Bồi dưỡng kiến thức tâm lý và kỹ năng ứng xử cho GVCN; tạo điều kiện cho cán bộ GV đi học về quản lý, về tâm lý sư phạm, tâm lý giao tiếp…, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác phối hợp.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm phối hợp với gia đình của GVCN có kinh nghiệm với GV mới làm chủ nhiệm lớp.
- Động viên khen thưởng kịp thời những gương phối hợp tốt, đồng thời cũng cần nhắc nhở uốn nắn những cá nhân còn thờ ơ với công tác phối hợp để xây dựng tốt đội ngũ.
77
khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu HS…
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, CMHS nhằm tăng cường nguồn lực về tài chính, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh cho CBQL, GV và CMHS.
- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục HS trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.
- Phối hợp với địa phương tổ chức cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
- Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện của HS.
- Nhà trường làm cho gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của giáo dục gia đình, tạo điều kiện để CMHS nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với
78 nhà trường.
- Nhà trường lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Nhà trường tư vấn cho CMHS kiến thức về tâm lý học, và giáo dục học và bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho CMHS.
- Nhà trường huy động khả năng tiềm lực của gia đình và các tổ cức xã hội vào công tác giáo dục học sinh…
Sự phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc GDĐĐ cho HS cần có những cách thức phù hợp bổ sung cho nhau:
- Phương pháp phối hợp bằng văn bản: biên bản cuộc họp giữa phụ huynh HS với nhà trường, triển khai những văn bản chỉ đạo của cấp trên Điều lệ Hội, những Quyết định của Nhà nước về tổ chức hội phụ huynh HS, Luật Giáo dục Việt Nam….), văn bản về kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, sổ liên lạc của HS, gửi thư, thông báo về gia đình HS khi cần thiết.
- Phương pháp tuyên truyền cho GV, phụ huynh HS và các tổ chức đoàn thể xã hội về hoạt động giáo dục. Tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn, bồi dưỡng kinh nghiệm giáo dục cho CMHS. Tổ chức cho họ báo cáo điển hình ở lớp, ở trường về cách giáo dục con với những gương điển hình.
- Phương pháp phối hợp hành động: Thành lập hội CMHS, tổ chức định kỳ các cuộc họp CMHS, GVCN thường xuyên gặp gỡ trao đổi với CMHS, tổ chức thăm gia đình HS.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên, có qui định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thi đua, phối hợp cho GVCN, động viên khen thưởng kịp thời. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động phối hợp với CMHS cho GVCN lớp.
79
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Điều kiện của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội là phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa của thực tế địa phương, trình độ nhận thức của mỗi gia đình HS, thời gian thuận tiện để các thành viên trong nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội gắn kết với nhau, đồng thời cần có những quy chế, quy định để các thành viên có điều kiện thực hiện tốt sự phối hợp.
- Nhà trường có vai trò chủ đạo trong quá trình phối hợp, trong đó hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS và các tổ chức đoàn thể xã hội.
- GVCN lớp là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường - gia đình của hiệu trưởng nhằm kết hợp với mỗi gia đình HS để thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục HS.
- Đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn Thanh niên…) là những bộ phận kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các tổ chức đoàn thể địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của hiệu trưởng nhà trường.
- Gia đình có vai trò chủ động để thực hiện trong quá trình phối hợp cụ thể: Hội CMHS thông qua quy chế, người đại diện cho CMHS thống nhất với nhà trường qua kế hoạch và biện pháp thực hiện, gia đình phải nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường, xã hội, gia đình có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục HS theo Luật Giáo dục đã ban hành, chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu giáo dục, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thường xuyên gặp gỡ GVCN lớp để biết tình hình học tập, rèn luyện của con em mình…