8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý, đạt được mục tiêu đã đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng năng động không có biện pháp nào là vạn năng mà thường phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết nhiệm vụ. Cần phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện, thời gian cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp. Mỗi biện pháp có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, không biện pháp nào có tính vạn năng, do đó những biện pháp trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ. Chỉ có như vậy công tác GDĐĐ cho HS mới có thể mang lại hiệu quả thiết thực.
Trong hệ thống các biện pháp nêu trên, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS”
87
có ý nghĩa quyết định. Vì trên cơ sở có nhận thức đúng về quản lý hoạt động GDĐĐ mới có hành động đúng, mới thực hiện tốt các biện pháp còn lại.
Biện pháp 2: “Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS” và biện pháp 3: “Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ HS” có ý nghĩa then chốt trong công tác quản lý GDĐĐ, là những biện pháp có tính chất đột phá, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường THPT.
Biện pháp 4: “Tăng cường hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình- xã hội trong việc GDĐĐ cho HS” và biện pháp 5: “Xây dựng văn hóa nhà trường” là các biện pháp tác động trực tiếp hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý hoạt động GDĐĐ, hỗ trợ tốt cho các biện pháp khác nêu trên.
Biện pháp 6: “Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá, xử lí vi phạm, khen thưởng, động viên” là điều kiện cần thiết, là nguồn động viên lớn cho sự phấn đấu của thầy và trò, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ, tạo ra môi trường học tập tích cực, lành mạnh, tạo điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp còn lại.