Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 32)

1.3.1. Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông

Mục tiêu giáo dục của trƣờng THPT đƣợc thể hiện ở khoản 1 và khoản 4 điều 27 , Luật giáo dục 2019 nhƣ sau:

Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho ngƣời học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho ngƣời học tiếp tục học chƣơng trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục THPT nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho HS củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật, hƣớng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học chƣơng trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [25].

1.3.2. Nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở trường THPT

Nội dung và phƣơng pháp giáo dục của trƣờng THPT đƣợc thể hiện trong điều 30 Luật giáo dục 2019 nhƣ sau:

1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hƣớng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

2. Giáo dục THPT củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hƣớng nghiệp cho HS, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS.

3. PP giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trƣng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tƣợng

HS; bồi dƣỡng PP tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tƣ duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của ngƣời học; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục [25].

1.3.3. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

1.3.3.1. Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên

Hoạt động dạy học của GV là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS, để HS đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể của từng bài học.

Hoạt động dạy học của GV bao gồm:

Thiết kế các hoạt động dạy học, trong đó có phân chia cụ thể hoạt động của GV và HS theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà HS cần đạt đƣợc. Lập hệ thống câu hỏi, bài tập xây dựng các tình huống để định hƣớng cho HS hoạt động.Trên lớp, tổ chức cho HS hoạt động theo cá nhân hoặc nhóm nhƣ: Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động cần tìm tòi, phát hiện kiến thức.

Định hƣớng điều chỉnh các hoạt động của HS nhƣ: chính xác hoá các khái niệm, kết luận về các hiện tƣợng, bản chất của vấn đề mà HS tự tìm tòi đƣợc. GV đƣa thêm một số thông tin có liên quan đến bài học và kết luận các vấn đề đã nêu ra.

Lựa chọn các PPDH, kỹ thuật dạy học phù hợp theo hƣớng :

* Cải tiến các PPDH truyền thống

Các PPDH truyền thống nhƣ thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những PP quan trọng trong dạy học. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để phát huy ƣu điểm và khắc phục các hạn chế của chúng.

* Kết hợp đa dạng các PPDH

Không có một PPDH tối ƣu cả. Mỗi PP và hình thức dạy học có những ƣu, nhƣợc điểm. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học

trong toàn bộ quá trình dạy học là phƣơng hƣớng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lƣợng dạy học.

* Vận dụng PPDH giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tƣ duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. HS đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và PP nhận thức. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.

* Vận dụng PPDH theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học đƣợc tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập tạo điều kiện cho HS kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tƣơng tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn.

* Vận dụng PPDH định hướng hành động

Dạy học định hƣớng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.

* Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT trong dạy học Phƣơng tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng cƣờng tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc

sử dụng các phƣơng tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phƣơng tiện dạy học và PPDH.

* Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay ngƣời ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học nhƣ “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, “3 lần 3”...

* Tăng cường các PPDH đặc thù bộ môn

PPDH có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những PP chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các PPDH đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các PPDH đặc thù bộ môn đƣợc xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học bộ môn. (Ví dụ các PPDH trong môn công nghệ: trình diễn vật phẩm, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án ).

1.3.3.2. Đổi mới hoạt động học tập của HS

PP học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS. Có những PP nhận thức chung nhƣ PP thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, PP tổ chức làm việc, PP làm việc nhóm, có những PP học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho HS các PP học tập chung và các PP học tập trong bộ môn.

Học tập phải chủ yếu là quá trình HS tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức một cách chủ động, tích cực; là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Do đó, HS phải đổi mới PP học tập theo hƣớng:

HS đƣợc hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn; HS phải tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức; HS phải có ý thức vƣơn lên, luôn đặt nhiều câu hỏi vì sao và phải tự tin vào bản thân, cố gắng vƣợt qua khó khăn để lĩnh hội tri thức và biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra HS phải nắm đƣợc các kỹ năng, hoạt động thực tiễn để tìm tòi, phát hiện tri thức mới, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

1.3.3.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Phối hợp giữa đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp hợp lý giữa kiểm tra bằng hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá đảm bảo toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

1.4. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng trƣờng THPT

1.4.1. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH ở trường THPT

1.4.1.1. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo…. Vì vậy, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất của quản lí đổi mới PPDH.

Điều trƣớc tiên là nâng cao trách nhiệm của tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn trong việc đổi mới PPDH. Tổ trƣởng, nhóm trƣởng phải đi đầu, gƣơng mẫu thực hiện đổi mới PPDH. Hiệu trƣởng cụ thể hoá các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới PPDH thành quy định về trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH thể hiện trong quy chế

chuyên môn của nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của tổ mình, trên cơ sở kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng. Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, ƣu tiên đổi mới cái gì trong một năm học, xác định đƣợc ngƣời thực hiện, thời gian thực hiện, dự kiến kết quả đạt đƣợc…Kế hoạch tập trung vào các nội dung trọng tâm: Xây dựng các chủ đề dạy học; Tổ chức biên soạn câu hỏi và bài tập; Thiết kế tiến trình dạy học; Tổ chức dự giờ đánh giá giờ dạy; sử dụng TBDH; ứng dụng CNTT trong dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; bồi dƣỡng GV. Đồng thời, hiệu trƣởng cần phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.

1.4.1.2. Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về việc đổi mới PPDH là góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đổi mới PPDH phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục mới mang hiệu quả.

Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện các nội dung :

GV xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH: sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, sử dụng CNTT, thực hiện chuyên đề, dự giờ, thao giảng đổi mới PPDH, xây dựng thƣ viện câu hỏi, viết sáng kiến, làm đồ dùng dạy học, xây dựng chủ đề dạy học. GV phải dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình. GV phải tạo cho HS niềm tin, tạo không khí thoải mái, thân thiện bằng cách khuyến khích, động viên các em. GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng.

Tổ chức các hội thảo về đổi mới PPDH, thao giảng cấp trƣờng, thi GV dạy giỏi cấp trƣờng. Xây dựng quy chế chuyên môn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Tổ chức lấy ý kiến của HS về việc

thực hiện đổi mới PPDH của GV. Hƣớng dẫn GV: Cách soạn bài; cách đánh giá tiết dạy theo đúng tinh thần đổi mới PPDH; mẫu giáo án theo đúng quy định về đổi mới PPDH; thực hiện đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên.

Giám sát việc thực hiện đổi mới PPDH của GV: Qua việc kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn, hồ sơ GV, báo cáo của tổ, qua trực tiếp dự giờ thăm lớp, phản ánh của HS, kết quả giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học, CNTT, sử dụng sách báo tại thƣ viện.

1.4.1.3. Quản lý việc thực hiện đổi mới PP học tập của HS

Quản lí đổi mới PPDH có hai nội dung có quan hệ biện chứng với nhau đó là chỉ đạo đổi mới PP dạy của thầy và đổi mới PP học của trò.

Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện các nội dung:

Nâng cao nhận thức cho HS về việc phải đổi mới PP học tập theo định hƣớng học tập tích cực nhƣ : Học độc lập ( Học độc lập là việc học trong đó ngƣời học, kết hợp với các nguồn và những ngƣời khác có liên quan, đƣa ra những quyết định cần thiết để đáp ứng nhu cầu học của chính ngƣời học. Học độc lập đƣợc tăng cƣờng việc tạo ra cơ hội và kinh nghiệm kích thích động cơ của ngƣời học) ; học tƣơng tác (PP tiếp nhận thông tin thông qua thực hành tƣơng tác. Việc học tƣơng tác thƣờng liên quan đến việc sử dụng máy tính và những trang thiết bị dạy học khác); học hợp tác (HS làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau).

Tổ chức bồi dƣỡng cho HS phƣơng pháp học tập tích cực. Chú trọng rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Tạo điều kiện để hình thành PP tự học, rèn luyện kỹ năng tự học, bồi

dƣỡng thói quen, ý chí tự học của HS thông qua chỉ đạo tổ chức hoạt động trong giờ học, từ đó rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự nghiên cứu, PP đọc sách, đọc tài liệu… khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi HS. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú đa dạng, đƣa HS vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN và GVBM để quản lý việc học tập của HS trên lớp. Xây dựng quy chế phối hợp giữa CMHS với GVCN, nhà trƣờng để quản lý việc học tập ở nhà của HS. Xây dựng quy chế đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần.Tổ chức phong trào thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trƣờng học.

Chỉ đạo GVBM thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở các công việc đã giao cho HS về nhà chuẩn bị. Trong giờ học quan sát, bao quát HS, hổ trợ HS nắm kiến thức, đảm bảo rằng các HS tham gia vào các hoạt động học tập mà mình đã thiết kế trong giờ dạy, không để xảy ra tình trạng HS làm việc riêng trong giờ học. Chỉ đạo GVCN xây dựng ban cán sự lớp có năng lực, có uy tín, hình thành nề nếp học tập cho HS.

1.4.1.4. Quản lý việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực HS, thống nhất nội dung kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn câu hỏi, xây dựng ngân hàng, phƣơng án kiểm tra, phƣơng án coi kiểm tra, chấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)