pháp đề xuất
nghiên cứu lý luận, tìm hiểu phân tích thực trạng của công tác quản lý đổi mới PPDH của HT các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 142 CBQL, GV ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Kết quả khảo nghiệm thu đƣợc ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH
Biện pháp Tính hợp lý Tính khả thi 2 2 i i D m n SL % Thứ bậc(mi) SL % Thứ bậc(ni) BP1 139 97.89 1 132 92.96 1 0 BP2 127 89.44 4 115 80.99 5 1 BP3 125 88.03 5 120 84.51 4 1 BP4 121 85.21 6 113 79.58 6 0 BP5 132 92.96 2 121 85.21 3 1 BP6 130 91.55 3 129 90.85 2 1 Ghi chú:
BP1: Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL, GV, HS và CMHS.
BP2: Quản lý hoạt động giảng dạy của GV theo hƣớng đổi mới PPDH và bồi dƣỡng kỹ năng về đổi mới PPDH cho đội ngũ GV.
BP3: Đổi mới quản lý tổ chuyên môn theo hƣớng đổi mới PPDH. BP4: Quản lý hoạt động học tập của HS theo hƣớng đổi mới PPDH. BP5: Đổi mới PP, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. BP6: Tăng cƣờng CSVC, TBDH, ứng dụng CNTT hổ trợ đổi mới PPDH.
Biện pháp đƣợc đánh giá hợp lý cao nhất là: “Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL, GV, HS và cha mẹ HS” (97,89%) và Biện pháp đƣợc đánh giá hợp lý thấp nhất là biện pháp “Quản lý hoạt động học tập của HS theo hƣớng đổi mới PPDH” cũng chiếm tỉ lệ 85,21%”. Điều này cho thấy rằng các biện pháp đề xuất là hợp lý.
Biện pháp đƣợc đánh giá khả thi cao nhất là: “Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ CBQL, GV, HS và cha mẹ HS” (92,96%) và “Tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hổ trợ đổi mới PPDH” (90,85%). Biện pháp đƣợc đánh giá có tính khả thi thấp nhất là biện pháp “ Quản lý hoạt động học tập của HS theo hƣớng đổi mới PPDH” chiếm tỉ lệ 79,58%”. Điều này cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính khả thi.
Mặc khác:Áp dụng công thức tính tƣơng quan hạng
2 2 6 1 1 D R n n = 0,89 và có giá trị dƣơng khá lớn, chứng tỏ rằng giữa tính hợp lý và tính khả thi của 6 biện pháp trên có tƣơng quan thuận và rất chặt chẽ. Do đó, các biện pháp đề xuất vừa hợp lý và vừa có tính khả thi khá cao.
3.5.2. Kết quả áp dụng
Chúng tôi đã triển khai áp dụng một biện pháp tại trƣờng THPT An Phƣớc khá nhiều năm, qua mỗi năm chúng tôi đều cải tiến để nâng cao hiệu quả quản lý, đó là biện pháp “Đổi mới phƣơng pháp , hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”.
Xuất phát từ kết quả tốt nghiệp THPT năm 2001 quá thấp (42%), xếp vị trí cuối cùng trên toàn tỉnh Ninh Thuận. Năm 2002 tôi đƣợc bổ nhiệm vào vị trí Phó hiệu trƣởng, phụ trách chuyên môn tôi đã tham mƣu cho hiệu trƣởng biện pháp: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS”.Hiệu trƣởng nhất trí và triển khai thực hiện, kết thúc năm học ấy chất lƣợng dạy học của trƣờng tăng rõ rệt, kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2002-2003: 75%. Cứ thế hàng năm, chúng tôi thực
hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá mạnh mẽ hơn. Hai năm sau, tốt nghiệp THPT của trƣờng là 87%. Mƣời năm gần đây kết quả tốt nghiệp THPT trên 95%, có năm là 100%. Trƣờng đã đƣợc Sở GD&ĐT Ninh Thuận, hai lần mời báo cáo chia sẽ kinh nghiệm và hƣớng dẫn cho toàn tình (Cấp THCS, THPT) về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Ngày đó chúng tôi chỉ làm bằng kinh nghiệm, chƣa đƣợc học về khoa học quản lý giáo dục nên chỉ làm mày mò, sửa sai.Trong quá trình học chƣơng trình quản lý giáo dục (2018-2020), chúng tôi tiếp tục áp dụng biện pháp này ở tầm cao mới, đổi mới rất nhiều.
Trong năm học 2018-2019, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cả năm học (từ bài kiểm tra 1 tiết trở lên), thông báo cho toàn thể GV, HS và cha mẹ HS sau khi học xong tuần đầu tiên. Tất cả các bài kiểm tra đều thực hiện chủ yếu vào thứ hai hàng tuần.
Tổ chức bồi dƣỡng GV cách biên soạn câu hỏi, bài tập theo đúng mẫu của phần mềm biên soạn câu hỏi.
Tổ chức ngân hàng câu hỏi cho tất cả các môn học theo từng chủ đề, chƣơng. Trƣớc thời điểm kiểm tra 3 ngày, tổ chuyên môn gửi ma trận đề cho BGH.Từ ma trận đề các tổ gửi lên, BGH vào ngân hàng câu hỏi lấy ra 4 đề kiểm tra chuẩn (kết hợp trắc nghiệm và tự luận). Từ 4 đề này, tạo ra 40 đề khác nhau.
Khối lớp 10: Trắc nghiệm tỉ lệ 60%, tự luận 40%. Khối lớp 11: Trắc nghiệm tỉ lệ 70%, tự luận 30%. Khối 12: Trắc nghiệm tỉ lệ 80%, tự luận 20%.
Môn ngữ văn khối 12, tự luận 100%.
Bên cạnh kiểm tra tập trung 1 tiết trở lên do trƣờng tổ chức, chúng tôi thực hiện các đánh giá khác thay bài kiểm tra: Bài thực hành, bài thuyết trình của các tiết dạy do GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị, sản phẩm thực hành của HS, bài viết thƣ UPU có giải cao, kết quả tham gia các cuộc thi online do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức… thay thế cho bài kiểm tra 15 phút. Trong quá
trình giảng dạy trên lớp, chúng tôi thực hiện nguyên tắc không nhất thiết kiểm tra đầu tiết học nhƣ truyền thống lâu nay mà đánh giá cho điểm trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS nhƣng phải bảo đảm công bằng, khách quan, minh bạch.
Chúng tôi đã xây dựng quy chế đánh giá xếp loại GV có quy định tiêu chuẩn là thực hiện đổi mới PPDH, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi, thao giảng chuyên đề đổi mới PPDH, viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH , tham gia bài giảng điện tử…
Xây dựng quy chế thực hiện sổ điểm điện tử, học bạ điện tử. Triển khai thực hiện từ năm học 2018-2019 (đối với sổ điểm điện tử), từ năm học 2019- 2020 (đối với học bạ điện tử).
Kết quả học lực và tốt nghiệp THPT trong 4 năm gần đây của trƣờng THPT An Phƣớc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Thống kê xếp loại học lực của HS trƣờng THPT An Phƣớc
Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
2015-2016 3.35 33.75 59.49 3.41 0 2016-2017 4.95 38.39 53.77 2.89 0 2017-2018 5.76 44.32 47.44 2.48 0 2018-2019 5.54 38.71 53.74 2.01 0
(Nguồn Sở GD&ĐT Ninh Thuận)
Bảng 3.3: Thống kê HS lên lớp thẳng và tốt nghiệp THPT An Phƣớc
Năm học Lên lớp thẳng Tốt nghiệp THPT
2015-2016 96.59 98.82
2016-2017 97.11 99.73
2017-2018 97.52 99.34
2018-2019 97.99 98.17
(Nguồn Sở GD&ĐT Ninh Thuận) Từ 2 bảng trên, chúng tôi thấy rằng, kết quả tốt nghiệp và kết quả lên lớp thẳng có độ vênh khá nhỏ, kết quả tốt nghiệp cao hơn kết quả lên lớp
thẳng. Đây là minh chứng cho thấy hiệu quả khá tốt của biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Để thực hiện tốt biện pháp trên, điều trƣớc tiên chúng tôi đã làm là nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, GV, HS , CMHS thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, trƣớc tiên là kết quả lên lớp và thi tốt nghiệp THPT. Phƣơng châm chúng tôi đƣa ra : “ Học thật, thi thật. Không học thì không thể đỗ”. ( Ngày đó chƣa có Nghị quyết 29- NQ/TW)
Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi tin rằng các biện pháp đề xuất đều có thể áp dụng vào thực tế đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu Hiệu trƣởng linh hoạt áp dụng các biệp pháp trên một cách hợp lý, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể của từng trƣờng thì công tác quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận, sẽ đạt kết quả tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đổi mới PPDH và đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT nhằm khắc phục các hạn chế yếu kém, phát huy các mặt đã làm đƣợc và đổi mới công tác quản lý trong thời gian qua.
Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên mỗi biện pháp quản lý đều có những tác động làm thay đổi hoạt động đổi mới PPDH hiện nay ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận. Trong mỗi biện pháp đề xuất, chúng tôi đều xác định mục tiêu, nội dung và cách thực hiện để có thể dễ dàng áp dụng trong thực tế.
Các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với việc đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận đƣợc tiến hành khảo nghiệm nhận thức về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp. Chúng tôi cũng trình bày hiệu quả bƣớc đầu của việc áp dụng biện pháp: “Đổi mới phƣơng pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” tại trƣờng trung học phổ thông An Phƣớc, Ninh Phƣớc, Ninh Thuận. Các biện pháp đề xuất có tính hợp lý và khả thi khá cao, một số biện pháp đã đƣợc chúng tôi thực hiện trong một thời gian dài và hoàn thiện dần dƣới ánh sáng của khoa học quản lý giáo dục.
Trong điều kiện thực tiễn của mỗi trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, nếu Hiệu trƣởng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp mà chúng tôi đề xuất thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Ngoài ra, các biện pháp trên góp phần rất quan trọng trong việc triển khai chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018, đã đƣợc Bộ GD&ĐT từng bƣớc triển khai.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Quản lý đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà trƣờng, hiệu quả công tác quản lý đổi mới PPDH là yếu tố quyết định đến chất lƣợng dạy học, nâng cao chất lƣợng dạy học, tiền đề cho việc triển khai chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, luận văn đã nghiên cứu và giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau:
1.1. Về lý luận
Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dạy học, quản lý đổi mới PPDH, bản chất của việc đổi mới PPDH và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý đổi mới PPDH của ngƣời HT trƣờng THPT, nội dung đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT, nội dung quản lý đổi mới PPDH.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.
1.2.Về thực tiễn
Qua điều tra thực trạng quản lí đổi mới PPDH, chúng tôi đã nhận thức đƣợc sự cấp thiết phải đổi mới PPDH và đã có nhiều biện pháp quản lý đổi mới PPDH phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng. Tuy nhiên việc quản lí đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế, thiếu sót nhƣ công tác bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên còn nặng hình thức, chƣa đi sâu vào thực chất, chƣa có định hƣớng lâu dài; công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH còn xem nhẹ, chƣa đánh giá đúng thực chất; chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của tổ chuyên môn trong hoạt động đổi mới PPDH; Chƣa huy động hết đội ngũ giáo viên giỏi tham gia vào việc quản lí đổi mới PPDH. Việc chỉ đạo xây dựng giáo án mẫu, giờ dạy mẫu, kiểm tra
hoạt động đổi mới PPDH thực hiện chƣa thƣờng xuyên, liên tục và thiếu kiên quyết nên hiệu quả mang lại không cao. CSVC, TBDH, hạ tầng CNTT chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, việc động viên khen thƣởng GV có thành tích đổi mới PPDH chƣa tƣơng xứng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thực hiện chƣa triệt để vẫn còn mang nặng bệnh thành tích.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do Hiệu trƣởng một số trƣờng chƣa nắm vững cơ sở lí luận về quản lí đổi mới PPDH, các tổ trƣởng chuyên môn chƣa đƣợc bồi dƣõng nghiệp vụ về quản lý giáo dục. Một bộ phận giáo viên chƣa nhiệt tình, chƣa tự giác, chƣa cố gắng đầu tƣ đổi mới thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động dạy học, năng lực tự học, tự bồi dƣỡng còn hạn chế. Trình độ CNTT của một số GV còn hạn chế. Một số hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chƣa gƣơng mẫu đi đầu trong thực hiện đổi mới PPDH. Vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH chƣa cao.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận. Các biện pháp đề xuất nhận đƣợc sự đồng thuận của CBQL, GV các trƣờng THPT, có thể áp dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THPT ở địa bàn nghiên cứu.
2. KHUYẾN NGHỊ