Thực trạng quản lý đổi mới PPDH của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 70)

Kết quả khảo sát 142 CBQL và GV về thực trạng quản lý đổi mới PPDH của GV đƣợc thể hiện trong bảng 2.19.

Bảng 2.19: Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PPDH của GV

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm trung

bình

1 Nâng cao nhận thức 34.02 39.57 19.44 5.55 2.0

2 Xây dựng kế hoạch dạy học

và soạn giáo án 41.58 47.81 7.62 1.39 2.3 3 Kiểm tra giáo án 37.41 56.12 4.85 0.00 2.3 4 Thực hiện nề nếp 31.88 63.07 3.47 0.00 2.3 5 Quản lý giờ lên lớp 37.42 55.43 5.54 0.00 2.3 6 Thao giảng 27.10 39.61 25.71 6.25 1.9

7 Xây dựng kế hoạch dự giờ

của GV 42.95 45.73 9.70 0.00 2.3

8 Kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng

xuyên của GV 26.41 43.09 22.24 6.95 1.9

9 Tham gia “Trƣờng học kết

nối ”. 21.56 34.08 41.04 2.09 1.8 Điểm trung bình các nội dung khảo sát: 2,1.

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cùng với quan sát, trao đổi với CBQL, GV,HS chúng tôi nhận thấy các vấn đề sau đây:

* Quản lý xây dựng kế hoạch dạy học và soạn giáo án của GV

Hiệu trƣởng các trƣờng THPT đã tổ chức hƣớng dẫn cho GV soạn bài và chuẩn bị tiết dạy theo hƣớng đổi mới PPDH theo đúng chỉ đạo của sở GD&ĐT Ninh Thuận. Số liệu khảo sát cho thấy 41,58% cán bộ, GV đánh giá ở mức độ tốt và 47,81 % đánh giá khá. Chúng tôi cũng đã tiến hành dự giờ và

đánh giá giáo án của môn Toán, môn Vật lý đề xác minh thì thấy rằng thể hiện rõ việc soạn bài theo hƣớng đổi mới PPDH.

Hiệu trƣởng tổ chức kiểm tra giáo án GV theo định kỳ hàng tháng và đột xuất theo kế hoạch kiểm tra nội bộ.Việc kiểm tra giáo án của GV đƣợc tiến hành vào cuối tháng trƣớc khi thực hiện việc đánh giá viên chức.Qua xem xét hồ sơ, chúng tôi thấy 100% giáo án xếp loại khá, tốt. Riêng trƣờng THPT An Phƣớc, quản lý bài soạn qua thƣ điện tử. Hàng tuần, GV gửi bài soạn của mình sẽ dạy trong tuần cho tổ trƣởng. Tổ trƣởng kiểm tra, báo cáo cho hiệu trƣởng, hiệu trƣởng kiểm tra đột xuất bằng cách yêu cầu tổ trƣởng chuyên môn gửi file bài soạn của một GV nào đó của tổ.

Điều này cho thấy, công tác kiểm tra giáo án GV của đa số Hiệu trƣởng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và có kết quả tốt.

* Quản lý việc thực hiện giờ dạy trên lớp

Các trƣờng THPT ở huyện Ninh Phƣớc đều có ban nề nếp (hoặc Ban giám thi) do 1 Phó hiệu trƣởng trực tiếp chỉ đạo theo dõi việc thực hiện nề nếp giảng dạy của GV, hàng tuần đều có thông báo bằng văn bản tình hình thực hiện nề nếp giảng dạy của GV vào thứ hai đầu tuần. Bộ phận thiết bị theo dõi việc sử dụng thiết bị, sử dụng phòng máy, bảng tƣơng tác hàng tuần. Qua khảo sát cho thấy 37,42 % GV đánh giá tốt; 55,43 % GV đánh giá khá. Chính nhờ việc quản lý khá chặt chẽ này mà GV thực nề nếp giảng dạy khá tốt, thể hiện ở mức độ đánh giá: 31,88% GV đánh giá việc thực hiện nề nếp giảng dạy của GV là tốt và 63,07% GV đánh giá việc thực nề nếp giảng của GV là khá.

Qua trao đổi với CBQL, GV và HS chúng tôi nhận thấy: Thứ hai đầu tuần GV lên lịch báo giảng đề tổ trƣởng kiểm tra và phê duyệt. Cuối tuần các trƣờng đều thực hiện tốt việc kiểm tra sổ đầu bài, nhắc nhở kịp thời GV không phê ký sổ đầu bài. Thứ hai đầu tuần, HS phản ánh giờ dạy của GV qua

tiết sinh hoạt lớp với GVCN, GVCN phản ánh trực tiếp lên Hiệu trƣởng. Riêng trƣờng THPT An Phƣớc, sau khi kết thúc học kỳ I, hiệu trƣởng tổ chức khảo sát ý kiến của HS toàn trƣờng về việc giảng dạy của GV và những đề nghị của HS trƣớc khi thực hiện phân công giảng dạy ở học kỳ II.

Qua theo dõi hồ sơ của trƣờng, trao đổi với tổ trƣởng chuyên môn và GV thì việc việc dự giờ của hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng rất ít. BGH tập trung dự giờ thao giảng, thi GV dạy giỏi, dự giờ GV khi có vấn đề phản ảnh của HS. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục.

Một hạn chế nữa các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc đều mắc phải là Sổ ghi đầu bài GV ghi từ cột đầu đến cột cuối là không đúng.

* Quản lý việc dự giờ, thao giảng.

GV các trƣờng đều xây dựng kế hoạch dự giờ (có 42,95% Gv đánh giá tốt, 45,73% GV đánh giá khá ). Tuy nhiên, qua xem xét hồ sơ GV chúng tôi thấy: Hiệu trƣởng các nhà trƣờng chƣa xây dựng mẫu kế hoạch dự giờ trong năm học để phổ biến cho giáo viên thống nhất trong toàn trƣờng.Kế hoạch dự giờ mà chúng tôi thấy chỉ là GV ghi lịch dự giờ vào lịch công tác trong tuần của bản thân, theo lịch dự giờ của tổ chuyên môn (phần chuẩn bị cho việc dự giờ là không có), kể cả tổ chuyên môn cũng chỉ có lịch dự giờ trong kế hoạch tháng, tuần chứ không có kế hoạch dự giờ đầy đủ, thậm chí nội dung bài dạy cũng không có. Các nhà trƣờng đều có quy định cụ thể số tiết dự giờ của GV,TTCM, BGH mỗi tuần và trong một học kỳ. Các giờ dự đều đƣợc đánh giá là khá và tốt, trong khi đó chúng tôi có tham dự một số giờ môn toán chỉ đánh giá 1 tiết tốt, 1 tiết khá và 9 tiết đạt yêu cầu, do đó có thể thấy rằng việc đánh giá tiết dạy chƣa thực chất. Nguyên nhân của việc đánh giá không chính xác, theo chúng tôi tìm hiểu là: Nể nang, ngại va chạm và chƣa áp dụng đúng việc đánh giá tiết dạy theo đổi mới PPDH (công văn 855 của Sở GD&ĐT Ninh Thuận).

Ngoài ra các trƣờng còn quy định số tiết thao giảng của mỗi GV trong một học kỳ. Mỗi GV thực hiện mỗi học kỳ, 2 tiết thao giảng xong hiệu quả các tiết này không cao.Việc thao giảng do GV đăng ký nên không mang tính khách quan, hơn nữa tiết thao giảng của các năm học giống nhau khá nhiều và thực hiện tập trung 2 đến 3 tuần là xong. Số ngƣời tham gia dự thao giảng khá ít. Các tiết thao giảng đƣợc đánh giá chủ yếu là khá và tốt, không có tiết trung bình. Vì thế nên 27,1% GV đánh giá việc quản lý thao giảng ở mức độ tốt ; 39,61% GV đánh giá công tác này ở mức độ khá ; 25,71% GV đánh giá công tác này ở mức độ trung bình.

Quản lý hoạt động tham gia mạng “Trường học kết nối”của GV

Hiệu trƣởng các trƣờng cũng đã triển khai cho giáo viên tham gia mạng “Trƣờng học kết nối”. Kết quả khảo sát cho thấy 100% GV các trƣờng đều đƣợc cấp tài khoản tham gia mạng “Trƣờng học kết nối”, GV đã tham gia một vài lần, sau đó không tham gia nữa và cũng không ai nhắc nhở.

Kết quả khảo sát cho thấy 21,56% GV đánh giá ở mức tốt; 34,08% GV đánh giá ở mức khá; 41,04% GV đánh giá ở mức trung bình. Đây là nội dung quản lý đƣợc đánh giá thấp nhất và có rất nhiều hạn chế : Số lƣợng GV tham gia viết bài, chia sẽ bài có tác dụng tốt về PPDH là rất ít, việc sinh hoạt qua mạng rất ít và có trƣờng không có. Nguyên nhân là do: Nội dung trên mạng “Trƣờng học kết nối” không đa dạng, thiếu cập nhật những thông tin mới so với các mạng còn lại, Hiệu trƣởng các trƣờng THPT thiếu kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và cũng chƣa có biện pháp chế tài về việc tham gia hay không tham gia hoạt động.

Quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV

Hiệu trƣởng các trƣờng THPT cũng đã triển khai khá đầy đủ, cuối năm vẫn có đánh giá. Qua khảo sát có 26,41% GV đánh giá tốt , 43,09% GV đánh giá khá. Tuy nhiên qua trao đổi với GV và nghiên cứu hồ sơ bồi dƣỡng

thƣờng xuyên của các trƣờng THPT chúng tôi thấy việc quản lý kế hoạch BDTX của GV là không tốt , thể hiện ở chỗ : Kế hoạch BDTX của các GV rất giống nhau, kết quả thu hoạch cuối năm rất giống nhau, các chuyên đề BDTX của GV chọn lựa không phù hợp với nhiệm vụ đƣợc nhà trƣờng giao. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc triển khai kế hoạch BDTX cho GV thiếu cụ thể, không rõ ràng, thiếu kiểm tra giám sát, không xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc tự bồi dƣỡng; việc đánh giá cũng không đƣợc hiệu trƣởng quan tâm.

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy Hiệu trưởng các trường THPT huyện Ninh Phước đã thực hiện việc quản lý GV đổi mới PPDH ở mức độ khá, tuy nhiên, cần có biện pháp khắc phục những hạn chế : về tổ chức thao giảng, bồi dưỡng thường xuyên và tham gia mạng“ Trường học kết nối”.

2.4.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp học tập của học sinh

Kết quả khảo sát 142 CBQL và GV về thực trạng quản lý đổi mới phƣơng pháp học tập của học sinh đƣợc thể hiện trong bảng 2.20

Bảng 2. 20: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS

TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm TB

1 Nâng cao nhận thức cho HS

về đổi mới PPHT 21.83 41.55 36.62 0.00 1.9

2 Giáo dục cho HS động cơ,

thái độ học tập. 21.13 28.87 42.25 7.75 1.6 3 Bồi dƣỡng PPHT 22.54 25.35 51.41 0.70 1.7

4 Tổ chức phong trào thi đua

và HĐNGLL 27.46 45.77 21.13 5.63 2.0

5 Quản lý thời gian học ở

trƣờng 26.06 43.66 27.46 2.82 1.9

6 GVCN phối hợp CMHS

7 Khen thƣởng động viên 17.61 29.58 52.82 0.00 1.6 8 Quan tâm giúp đỡ HS yếu 35.21 53.52 11.27 0.00 2.2

Điểm trung bình 8 nội dung khảo sát : 1,8 Từ kết quả điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Hiệu trƣởng đã quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho HS về việc phải đổi mới PPHT cho HS. Việc giáo dục động cơ học tập và thái độ học tập cho HS chƣa tốt (21,13% đánh giá tốt; 28,87% đánh giá khá). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều học sinh có phƣơng pháp học tập không tốt, chƣa tích cực chủ động trong quá trình học tập

Hiệu trƣởng đã tổ chức khá tốt các phong trào thi đua giữa các lớp trong toàn trƣờng, hàng tuần tổ chức theo dõi và sơ kết thi đua đảm bảo công bằng, khách quan. Việc quản lý HS học ở trƣờng khá chặt chẽ, qua trao đổi với GV và HS, chúng tôi biết rằng các trƣờng đều thành lập ban nề nếp, theo dõi sĩ số các lớp từng tiết học và trong thời gian trƣờng tổ chức giảng dạy, HS không đƣợc phép ra khỏi trƣờng. Tuy nhiên, qua dự giờ thăm lớp chúng tôi thấy việc quản lý HS trong giờ học chƣa tốt (có nhiều HS trong giờ học nói chuyện, làm việc riêng , sử dụng điện thoại mà GV không có phản ứng gì). Ngoài ra các trƣờng học cũng đã quan tâm tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tuy nhiên hiệu quả mang lại của các hoạt động này chƣa cao.

Công tác phối hợp giáo dục giữa GVCN và CMHS để quản lý việc HS học ở nhà không đƣợc chặt chẽ (31,69% GV đánh giá trung bình ; 29,58% GV đánh giá yếu) . Nguyên nhân tình trạng này : GVCN thiếu tinh thần trách nhiệm, một phần do nhiều CMHS đi làm ăn xa không quản lý đƣợc con và Hiệu trƣởng chỉ đạo thiếu sâu sát.

Công tác động viên, khen thƣởng HS có quan tâm nhƣng không nhiều (17,61% GV đánh giá tốt ; 29,58% GV đánh giá khá; 52,82% GV đánh giá trung bình) vì kinh phí các nhà trƣờng có hạn, do ngƣời dân ở địa phƣơng chủ

yếu là sinh sống bằng nghề nông, có nhiều khó khăn nên công tác xã hội hoá của các nhà trƣờng gặp rất nhiều khó khăn.

Các trƣờng THPT đều tổ chức dạy phụ đạo HS yếu hai môn Toán và Anh văn, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 4 tiết (2 tiết Toán và 2 tiết anh văn).

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi cho rằng việc quản lý đổi mới phương pháp học tập của học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT ở mức khá,tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian đến đó là : Nâng cao nhận thức cho HS về đổi mới PPHT; giáo dục cho HS động cơ, thái độ học tập; bồi dưỡng PPHT; quản lý thời gian học ở trường; GVCN phối hợp CMHS quản lý HS học ở nhà; khen thưởng động viên học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kêt quả học tập của HS.

Kết quả khảo sát 142 CBQL và GV về thực trạng quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc thể hiện trong bảng 2.21.

Bảng 2.21: Thực trạng quản lý đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS

Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm

TB

1 Phổ biến GV về quy chế thi, kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại HS. 62.68 36.62 0.70 0.00 2.6

2 Tổ chức thi, kiểm tra theo đề chung của

trƣờng 28.17 15.49 56.34 0.00 1.7

3

Bồi dƣỡng kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, ra đề thực hành.

55.63 41.55 2.82 0.00 2.5

4 Tăng cƣờng sử dụng các hình thức kiểm

tra, thay cho bài kiểm tra viết. 10.56 17.61 27.46 44.37 0.9 5 Tăng cƣờng các câu hỏi vận dụng kiến thức 17.61 26.76 31.69 22.54 1.4

vào đời sống xã hội

6 Cập nhật điểm thƣờng xuyên và quản lý

điểm bằng phần mềm . 33.10 8.45 1.41 56.34 1.2

7

Nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS,ý thức coi kiểm tra.

44.37 49.30 4.93 1.41 2.4

8 Tổ chức xây dựng ngân hàng đề kiểm tra,

đề thi. 21.13 29.58 7.04 40.85 1.3 9 Tổ chức coi kiểm tra đảm bảo công bằng,

khách quan 21.13 22.54 45.77 10.56 1.5 10 Tổ chức chấm bài đảm bảo chính xác,

khách quan, công bằng 22.54 28.87 28.17 20.42 1.5 11 Tổ chức đánh giá kết quả từng bài kiểm tra,

phân tích ƣu điểm, hạn chế trong đổi mới PPDH, đề ra biện pháp cải tiến

19.72 26.06 17.61 36.62 1.3

12 Cho HS tự đánh giá bài làm của mình, qua

việc GV trả bài cho HS 21.13 27.46 34.51 16.90 1.5 13 Xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm

quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

24.65 28.17 39.44 7.75 1.7

Điểm trung bình 13 nội dung khảo sát là 1,6.

Từ bảng số liệu, cho thấy Hiệu trƣởng các trƣờng đã thực hiện khá tốt 3 nội dung quản lý : Phổ biến GV về quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại HS (62,68% GV đánh giá tốt ; 36,62% GV đánh giá khá); Bồi dƣỡng kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, ra đề thực hành (55,63% GV đánh giá tốt ; 41,55% GV đánh giá khá); Nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, ý thức coi kiểm tra (44,37% GV đánh giá tốt ; 49,30 GV đánh giá khá). Các nội dung còn lại thực hiện chỉ ở mức trung bình , còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Nội dung thực hiện yếu nhất là “Tăng cƣờng sử dụng

các hình thức kiểm tra, thay cho bài kiểm tra viết, Cập nhật điểm thƣờng xuyên và quản lý điểm bằng phần mềm . Tổ chức xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, đề thi. Tổ chức đánh giá kết quả từng bài kiểm tra, phân tích ƣu điểm, hạn chế trong đổi mới PPDH, đề ra biện pháp cải tiến”. Trong ba trƣờng đã khảo sát, chỉ có trƣờng THPT An Phƣớc thực hiện khá tốt cả 13 nội dung trên.

Qua việc xem sổ điểm của nhà trƣờng, chúng tôi thấy điểm số ở bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm tra học kỳ ở các môn Toán, Vật lý, Hoá học, tiếng Anh có độ chênh lệch khá lớn (bài 15 phút điểm thấp hơn so với bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kỳ).Trao đổi với học sinh, các em cho biết tất cả các bài kiểm 1 tiết , kiểm tra học kỳ do nhà trƣờng ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)