Khảo sát thực trạng đổi mới PPDH với các nội dung: thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH của đội ngũ CBQL, GV, HS ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận; thực trạng đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận; thực trạng về cơ sở vật chất và các phƣơng tiện phục vụ đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
Khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PPDH với các nội dung: thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của tổ chuyên môn; thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV; thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PP học tập của HS; thực trạng quản lý đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ việc đổi mới PPDH.
2.1.3. Đối tượng và phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành trƣng cầu ý kiến đối với CBQL, GV và HS của 3 trƣờng THPT An Phƣớc, THPT Nguyễn Huệ, THPT Phạm Văn Đồng.
Số lƣợng ngƣời đƣợc trƣng cầu ý kiến: CBQL 10; GV: 132; HS: 400. Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng các phƣơng pháp : PP điều tra bằng
phiếu hỏi; PP quan sát, phỏng vấn.
2.1.4. Thời gian, địa điểm khảo sát
Chúng tôi tiến hành phát phiếu trƣng cầu ý kiến vào tháng 11/2019 và tháng 1/2020 tại 3 trƣờng THPT An Phƣớc, THPT Nguyễn Huệ, THPT Phạm Văn Đồng.
2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng PP thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra nhƣ sau:
Tính tỉ lệ % bên cạnh số lƣợng.
Mỗi đánh giá tốt: điểm số 3, mỗi đánh giá khá: điểm số 2, mỗi đánh giá trung bình: điểm số 1, mỗi đánh giá yếu hoặc chƣa làm: điểm số 0. Tính điểm trung bình các điểm này để đánh giá từng nội dung quản lý. Tính điểm trung bình các nội dung trên để đánh giá công tác quản lý chung.
Cách xếp loại quản lý nhƣ sau :
Điểm trung bình dƣới 1 : Xếp loại quản lý nội dung đó là Yếu;
Điểm trung bình từ 1 đến dƣới 1,75 : Xếp loại quản lý nội dung đó là Trung bình;
Điểm trung bình từ 1,75 đến dƣới 2,5 : Xếp loại quản lý nội dung đó là Khá.
Điểm trung bình từ 2,5 đến 3,0 : Xếp loại quản lý nội dung đó là Tốt. Đối với phần đánh giá sự tƣơng quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất, chúng tôi áp dụng thêm công thức
Spearman 2 2 6 1 1 D R n n
R > 0: Tính cần thiết và tính khả thi có tƣơng quan thuận. Nghĩa là các biện pháp đã đề xuất vừa hợp lý, vừa khả thi.
bằng 1), thì tƣơng quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp không những cần thiết, mà khả năng khả thi rất cao).
R < 0: Tính cần thiết và tính khả thi có tƣơng quan nghịch. Nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhƣng không khả thi và ngƣợc lại.
2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận
2.2.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Ninh Phước.
2.2.1.1. Vị trí địa lý huyện Ninh Phước
Huyện Ninh Phƣớc, phía bắc và tây bắc giáp huyện Ninh Sơn, phía đông bắc giáp thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, phía nam và tây nam giáp huyện Thuận Nam, phía đông giáp Biển Đông. Huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phƣớc Dân (huyện lỵ) và 8 xã: An Hải, Phƣớc Hải, Phƣớc Hậu, Phƣớc Hữu, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thái, Phƣớc Thuận, Phƣớc Vinh.Huyện Ninh Phƣớc có diện tích là 341,0337 km2
và dân số là 135.146 ngƣời. Đây cũng là địa phƣơng có dự án Đƣờng cao tốc Nha Trang – Phan Thiết đang đƣợc xây dựng đi qua.Ninh Phƣớc hội tụ cả ba điều kiện địa lý: có núi, sông, biển và cả đồng bằng. Làng Bàu Trúc ở Ninh Phƣớc nổi tiếng cả nƣớc với nghề truyền thống gốm Bàu Trúc. Làng Mỹ Nghiệp có nghề truyền thống là dệt thổ cẩm. Huyện Ninh Phƣớc có vị trí giao thƣơng quan trọng không chỉ riêng với huyện mà còn là một trong những vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó đƣợc thể hiện rõ nét với hệ thống giao thông liên khu vực hết sức thuận lợi với sự hiện diện của Quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi ngang qua địa bàn huyện, việc thông thƣơng với vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Viên và ra các tỉnh phía Bắc hoàn toàn thuận lợi. Với hệ thống giao thông liên vùng, liên khu vực hiện hữu đã tạo cho huyện các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng.
2.2.1.2. Tình hình kinh tế
Thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ KHCN, các mô hình sản xuất có hiệu quả, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hƣớng công nghệ cao,nông nghiệp hữu cơ gắn với tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế (lúa giống, bắp giống, măng tây xanh, nho, táo dê, cừu, tôm giống, tôm thịt, chim yến..) với liên kết doanh nghiệp. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích sản xuất trên 193,5 triệu đồng/ha .Tổng giá trị sản xuất năm 2019 là 2.541,37 tỷ đồng tăng 3,3% so với năm 2018.
Tổng diện tích cây trồng năm 2019 là 24.306 ha, giảm 3,5% so với năm 2018. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt 105.870 tấn giảm 3,9% so với năm 2018. Ninh Phƣớc có 1 trung tâm chuyển giao kỷ thuật nuôi Chim yến và 116 cơ sở nuôi Chim yến.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất trong năm 2019 là 2.356,82 tỷ đồng tăng 39,35% so với năm 2018. Huyện đã thu hút đầu tƣ phát triển năng lƣợng tái tạo (Điện gió, Điện mặt trời) tổng vốn đầu tƣ hơn 32.821,7 tỷ đồng, tổng công suất 1.198,01MW.
Thƣơng mại- dịch vụ: giá trị sản xuất năm 2019 là 2.472,2 tỷ đồng tăng 11,84% so với năm 2018.
2.2.1.3. Tình hình văn hoá- xã hội
Chất lƣợng giáo dục ở các cấp học đƣợc duy trì ổn định và phát triển. Tỉ lệ HS lên lớp thẳng cấp tiểu học hàng năm là 97%, cấp THCS là 93%, tốt nghiệp THCS 98%. Tỉ lệ HS bỏ học cấp tiểu học là 0,05%, tỉ lệ HS bỏ học cấp trung học cơ sở là 0,86%. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia 25 chiếm tỉ lệ 46,3%.
Đến cuối năm 2019, huyện Ninh Phƣớc đã giải quyết việc làm cho 2.951 lao động vƣợt 5,39% kế hoạch năm 2019, xuất khẩu lao động: 30 lao
động vƣợt 15,38% kế hoạch năm 2019. Số hộ nghèo: 1.434 hộ (chiếm tỉ lê 3,69% ), hộ cận nghèo: 3.608 hộ (chiếm tỉ lệ 9,28%). Thu nhập bình quân đầu ngƣời là 41 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng so với năm 2018). Huyện đã thực hiện kịp thời, đúng đối tƣợng công tác an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa.
2.2.2. Giáo dục THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
2.2.2.1. Quy mô phát triển trường, lớp, HS
Quy mô phát triển giáo dục THPT của huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua đƣợc thế hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Quy mô phát triển trƣờng, lớp, HS cấp THPT
Năm học Tổng số trƣờng Tổng số lớp Tổng số HS HS ngƣời dân tộc Tổng số Tỉ lệ 2017-2018 3 85 3186 1916 60,13% 2018-2019 3 82 3272 1817 55,53% 2019-2020 3 82 3284 1776 54,08%
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận) Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020 giảm 3 lớp, số HS tăng: 98. Lý do số lớp giảm là thực hiện chủ trƣơng sắp xếp lại lớp học. Hiện nay trung bình sĩ số mỗi lớp là 40 HS. Số HS ngƣời dân tộc chiếm tỉ lệ khá lớn (trên 54%) đa số là HS dân tộc Chăm.
Nhƣ vậy, số trƣờng học THPT ở huyện Ninh Phƣớc vẫn ổn định 3 trƣờng suốt thời gian dài. Số HS có tăng nhƣng không nhiều do chính sách dân số.
2.2.2.2. Đội ngũ CBQL và GV THPT
Đƣợc sự quan tâm các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phƣơng, và của ngành GD&ĐT nên các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc đã quan tâm đến việc bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ CBQL và GV theo hƣớng nâng cao phấm
chất chính trị, năng lực công tác, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, từng bƣớc đáp ứng yếu cầu đổi mới.
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng đội ngũ CBQL, GV THPT Năm học Số trƣờng Số lớp Số CB QL Số CB QL trên chuẩn Số giáo viên Số GV đạt chuẩn Số GV trên chuẩn Số GV chƣa đạt chuẩn GV/ lớp Tỉ lệ GV trên chuẩn 2017-2018 3 85 9 2 184 172 12 0 2,16 6,52 2018-2019 3 82 9 2 184 172 12 0 2,24 6,52 2019-2020 3 82 9 3 180 165 15 0 2,19 8,33 (Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận)
Bảng 2.3: Thông kê Chiến sĩ thi đua trong 3 năm gần đây Năm học Số trƣờng Số CB,GV Cấp cơ sở Cấp tỉnh Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 2016-2017 3 193 22 11,39 2 1,03 2017-2018 3 193 21 10,88 2 1,03 2018-2019 3 189 30 15,87 0 0,00
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lƣợng GV trong 3 năm gần đây khá ổn định, không có biến động và đều đạt chuẩn trong đó có 6,52% trên chuẩn. Số GV trên chuẩn tập trung chủ yếu vào trƣờng THPT An Phƣớc. Đội ngũ CBQL đƣợc bổ nhiệm đầy đủ theo đúng định mức của hạng trƣờng. Có 22% số CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn.
Đội ngũ CBQL và GV đảm bảo về số lƣợng, đủ các bộ môn, cơ cấu đội ngũ đáp ứng yêu cầu giảng dạy tất cả các bộ môn cho các trƣờng. Số cán bộ
GV đạt chiến sĩ thi đua trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018 chiếm tỉ lệ 11%, năm học 2018-2019 chiếm 15,87%, số GV này đang là GV cốt cán của các trƣờng. Tuy nhiên chất lƣợng đội ngũ GV chƣa thật đồng đều giữa các trƣờng (Trƣờng THPT Nguyễn Huệ năm học 2016-2017,2017-2018: không có chiến sĩ thi đua, năm học 2018-2019: có 1 chiến sĩ thi đua cơ sở; trƣờng THPT An Phƣớc năm học 2016-2017 có 14 chiến sĩ thi đua, năm học 2017- 2018: 17 chiến sĩ thi đua cơ sở, năm học 2018-2019 có 21 chiến sĩ thi đua. Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh thuộc về trƣờng THPT An Phƣớc).
2.2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tính đến năm học 2019-2020, toàn huyện Ninh Phƣớc có 69 phòng học đảm bảo đủ phòng học cho 82 lớp, mỗi lớp 40 HS.Trƣờng THPT An Phƣớc, THPT Phạm Văn Đồng THPT học hai ca sáng và chiều; trƣờng THPT Nguyễn Huệ chỉ học ca sáng còn buổi chiều tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Số phòng học có bảng tƣơng tác (hoặc đèn chiếu): 11 phục vụ cho một ca học 41 lớp là quá ít; Chỉ có trƣờng THPT An Phƣớc tỉ lệ này khá cao (9 phòng cho 16 lớp); số phòng bộ môn chỉ có 15 phòng phục vụ cho 41 lớp cũng là quá ít. Các phòng máy tính chỉ đáp ứng 2 HS ngồi học chung một máy.
Bàn ghế các phòng học vẫn sử dụng bàn ghế theo mẫu mã cũ nên việc bố trí tạo điều kiện đổi mới PPDH rất khó khăn.Thƣ viện trƣờng học có số lƣợng đầu sách chƣa phong phú và đa dạng, số chỗ ngồi hạn chế.
Bảng 2.4: Thống kê CSVC các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc
TT Năm học Phòng học Thƣ viện Phòng bộ môn Phòng có bản tƣơng tác Nhà tập đa năng 1 2017-2018 69 3 14 11 1 2 2018-2019 69 3 15 11 1
3 2019-2020 69 3 15 11 1
(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận) Qua khảo sát và tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các trƣờng chƣa quan tâm đúng mức đến việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, mua thêm sách báo trang bị cho thƣ viện. Trong 3 trƣờng THPT mà chúng tôi tiến hành khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có trƣờng THPT An Phƣớc trong 3 năm gần đây đã đầu tƣ thêm một phòng máy tính: 37 máy, 02 phòng học tiếng anh, 02 phòng có Ti vi, nâng cấp thƣ viện trang bị máy tính cho HS truy cập tại thƣ viện, mở rộng phòng đọc có sức chứa 80 chỗ ngồi và đã đạt thƣ viện tiên tiến.
2.2.2.4. Chất lượng giáo dục THPT
Chất lƣợng giáo dục THPT 3 năm gần đây, có chiều phát triển khá, số học sinh yếu, kém giảm đáng kể. Số HS đạt học lực trung bình trở lên có chiều hƣớng phát triển. (Năm học 2016-2017: Số HS có học lực trung bình trở lên là 80,55% ; năm học 2018-2019: số HS trung bình trở lên là 89,79%), số HS khá tăng, số HS giỏi biến động lớn, theo tìm hiểu của chúng tôi thì số HS giỏi và khá chủ yếu là 2 trƣờng THPT An Phƣớc và THPT Phạm Văn Đồng,trƣờng THPT Nguyễn Huệ thì không có HS giỏi và HS khá cũng rất khiêm tốn). Trƣờng có HS giỏi và khá nhiều nhất là trƣờng THPT An Phƣớc.
Kết quả xếp loại học lực học sinh THPT huyện Ninh Phƣớc, thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Thống kê học lực các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc
Năm học Tổng số Giỏi Khá TB Yêu Kém HS SL % SL % SL % SL % SL % 2016-2017 2975 110 3.70 791 26.59 1668 56.07 400 13.45 6 0.20 2017-2018 3043 130 4.27 956 31.42 1679 55.18 278 9.14 0 0.00 2018-2019 3,075 106 3.45 896 29.14 1759 57.20 314 10.21 0 0.00
(Nguồn: Sở GD ĐT Tỉnh Ninh thuận) Kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả tốt nghiệp các trƣờng THPT Huyện Ninh Phƣớc
Trƣờng THPT An Phƣớc THPT Nguyễn Huệ THPT Phạm Văn Đồng Tỉnh Ninh Thuận 2016-2017 98,25% 72,62% 87,76% 92,9% 2017-2018 98,25% 86,44% 92,60% 94,55% 2018-2019 96,62% 66,01% 67,14% 86,75%
(Nguồn: Sở GD ĐT Tỉnh Ninh Thuận) Từ bảng số liệu, cho thấy, chỉ có trƣờng THPT An Phƣớc kết quả thi tốt nghiệp THPT khá cao, ổn định và cao hơn mặt bằng kết quả thi THPT của toàn tỉnh. Hai trƣờng THPT còn lại, kết quả thi tốt nghiệp THPT không ổn định và thấp hơn mặt bằng kết quả thi THPT của toàn tỉnh. Riêng năm học 2018-2019, trƣờng THPT Nguyễn Huệ kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ đạt 66,01% thấp hơn toàn tỉnh là 20,74% và thấp hơn kết quả trƣờng trong năm 2017-2018 là 20,43% ; trƣờng THPT Phạm Văn Đồng kết quả thi THPT chỉ đạt 67,14% thấp hơn toàn tỉnh là 19,61% và thấp hơn kết quả trƣờng trong năm 2017-2018 là 25,46%.
Bên cạnh việc giáo dục kiến thức cho HS, công tác giáo dục đạo đức HS luôn đƣợc các nhà trƣờng quan tâm đúng mức, số liệu ở bảng 2.7 cho thấy, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá và tốt, luôn tăng qua từng năm và duy trì khá ổn định, giảm dần tỷ lệ HS có hạnh kiểm yếu.
Bảng 2.7: Kết quả hạnh kiểm HS các THPT huyện Ninh Phƣớc
Năm học Tổng Tốt Khá TB Yếu số HS SL % SL % SL % SL % 2016-2017 2.975 1868 62.79 887 29.82 225 7.56 5 0.17 2017-2018 3.043 2073 68.12 829 27.24 141 4.63 1 0.03 2018-2019 3.075 1.980 64.39 932 30.31 156 5.07 7 0.23
(Nguồn: Sở GD ĐT tỉnh Ninh Thuận)
2.3. Thực trạng đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận
Để tìm hiểu thực trạng đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi đã tiến hành quan sát, trao đổi với CBQL, GV, HS; xem xét các điều kiện hổ trợ đổi mới PPDH; kết hợp tiến hành khảo sát 142 CBQL và GV, 400 HS; nghiên cứu hồ sơ quản lý; nghiên cứu các bài kiểm tra tại kho lƣu trữ các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
2.3.1. Thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận các trường THPT huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Để khảo sát thực trạng nhận thức về đổi mới PPDH của CBQL, GV ở các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận; Chúng tôi đã tiến hành dùng phiếu để trƣng cầu ý kiến của 142 CBQL và GV của 3 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Ninh Phƣớc.
Kết quả khảo sát sau khi đƣợc tổng hợp, thể hiện rõ trong bảng 2.8 và 2.9.
Bảng 2.8: Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH