Quản lý hoạt động đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng trƣờngTHPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 37)

1.4.1. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH ở trường THPT

1.4.1.1. Quản lý hoạt động đổi mới PPDH của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo…. Vì vậy, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất của quản lí đổi mới PPDH.

Điều trƣớc tiên là nâng cao trách nhiệm của tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn trong việc đổi mới PPDH. Tổ trƣởng, nhóm trƣởng phải đi đầu, gƣơng mẫu thực hiện đổi mới PPDH. Hiệu trƣởng cụ thể hoá các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới PPDH thành quy định về trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH thể hiện trong quy chế

chuyên môn của nhà trƣờng.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của tổ mình, trên cơ sở kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng. Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, ƣu tiên đổi mới cái gì trong một năm học, xác định đƣợc ngƣời thực hiện, thời gian thực hiện, dự kiến kết quả đạt đƣợc…Kế hoạch tập trung vào các nội dung trọng tâm: Xây dựng các chủ đề dạy học; Tổ chức biên soạn câu hỏi và bài tập; Thiết kế tiến trình dạy học; Tổ chức dự giờ đánh giá giờ dạy; sử dụng TBDH; ứng dụng CNTT trong dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; bồi dƣỡng GV. Đồng thời, hiệu trƣởng cần phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.

1.4.1.2. Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về việc đổi mới PPDH là góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đổi mới PPDH phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục mới mang hiệu quả.

Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện các nội dung :

GV xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH: sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, sử dụng CNTT, thực hiện chuyên đề, dự giờ, thao giảng đổi mới PPDH, xây dựng thƣ viện câu hỏi, viết sáng kiến, làm đồ dùng dạy học, xây dựng chủ đề dạy học. GV phải dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình. GV phải tạo cho HS niềm tin, tạo không khí thoải mái, thân thiện bằng cách khuyến khích, động viên các em. GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng.

Tổ chức các hội thảo về đổi mới PPDH, thao giảng cấp trƣờng, thi GV dạy giỏi cấp trƣờng. Xây dựng quy chế chuyên môn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV. Tổ chức lấy ý kiến của HS về việc

thực hiện đổi mới PPDH của GV. Hƣớng dẫn GV: Cách soạn bài; cách đánh giá tiết dạy theo đúng tinh thần đổi mới PPDH; mẫu giáo án theo đúng quy định về đổi mới PPDH; thực hiện đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên.

Giám sát việc thực hiện đổi mới PPDH của GV: Qua việc kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn, hồ sơ GV, báo cáo của tổ, qua trực tiếp dự giờ thăm lớp, phản ánh của HS, kết quả giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học, CNTT, sử dụng sách báo tại thƣ viện.

1.4.1.3. Quản lý việc thực hiện đổi mới PP học tập của HS

Quản lí đổi mới PPDH có hai nội dung có quan hệ biện chứng với nhau đó là chỉ đạo đổi mới PP dạy của thầy và đổi mới PP học của trò.

Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện các nội dung:

Nâng cao nhận thức cho HS về việc phải đổi mới PP học tập theo định hƣớng học tập tích cực nhƣ : Học độc lập ( Học độc lập là việc học trong đó ngƣời học, kết hợp với các nguồn và những ngƣời khác có liên quan, đƣa ra những quyết định cần thiết để đáp ứng nhu cầu học của chính ngƣời học. Học độc lập đƣợc tăng cƣờng việc tạo ra cơ hội và kinh nghiệm kích thích động cơ của ngƣời học) ; học tƣơng tác (PP tiếp nhận thông tin thông qua thực hành tƣơng tác. Việc học tƣơng tác thƣờng liên quan đến việc sử dụng máy tính và những trang thiết bị dạy học khác); học hợp tác (HS làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau).

Tổ chức bồi dƣỡng cho HS phƣơng pháp học tập tích cực. Chú trọng rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Tạo điều kiện để hình thành PP tự học, rèn luyện kỹ năng tự học, bồi

dƣỡng thói quen, ý chí tự học của HS thông qua chỉ đạo tổ chức hoạt động trong giờ học, từ đó rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự nghiên cứu, PP đọc sách, đọc tài liệu… khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi HS. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú đa dạng, đƣa HS vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN và GVBM để quản lý việc học tập của HS trên lớp. Xây dựng quy chế phối hợp giữa CMHS với GVCN, nhà trƣờng để quản lý việc học tập ở nhà của HS. Xây dựng quy chế đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần.Tổ chức phong trào thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trƣờng học.

Chỉ đạo GVBM thƣờng xuyên kiểm tra, nhắc nhở các công việc đã giao cho HS về nhà chuẩn bị. Trong giờ học quan sát, bao quát HS, hổ trợ HS nắm kiến thức, đảm bảo rằng các HS tham gia vào các hoạt động học tập mà mình đã thiết kế trong giờ dạy, không để xảy ra tình trạng HS làm việc riêng trong giờ học. Chỉ đạo GVCN xây dựng ban cán sự lớp có năng lực, có uy tín, hình thành nề nếp học tập cho HS.

1.4.1.4. Quản lý việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực HS, thống nhất nội dung kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn câu hỏi, xây dựng ngân hàng, phƣơng án kiểm tra, phƣơng án coi kiểm tra, chấm bài, đánh giá kết quả bài kiểm tra, tổ chức họp rút kinh nghiệm việc ra đề để điều chỉnh cách dạy và học.

Thực hiện đánh giá thƣờng xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ

sơ học tập, vở bài tập hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua kỹ năng sử dụng lƣợc đồ, biểu đồ, lập bảng thống kê (môn Lịch sử, Địa lý); báo cáo kết quả thí nghiệm, kỹ năng thu thập xử lý kết quả thí nghiệm (môn Vật lý, hóa học, sinh học), việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỷ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

1.4.1.5. Quản lý điều kiện hổ trợ đổi mới PPDH

CSVC, TBDH, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách chuyên ngành, CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Vì vậy, hiệu trƣởng cần phải quan tâm quản lý CSVC, TBDH, thƣ viện và ứng dụng CNTT để hổ trợ cho việc đổi mới PPDH với các nội dung:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của CSVC, TBDH, thƣ viện, ứng dụng CNTT đối với việc đổi mới PPDH. Từ đó họ có ý thức trách nhiệm trong việc học tập nâng cao trình độ CNTT, và sử dụng CNTT hợp lý; nâng cao trình độ sử dụng TBDH để phát huy hiệu quả trong việc đổi mới PPDH.

Xây dựng kế hoạch trang bị TBDH, phƣơng tiện kỷ thuật, CNTT, sách báo đảm bảo nhu cầu tối thiểu theo danh mục của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện CNTT hàng năm.

Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia mạng “Trƣờng học kết nối”. Hàng năm phải nâng cấp, bổ sung theo hƣớng hiện đại.

Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản, thanh lý : Thiết bị, sách báo, tạp chí, hạ tầng CNTT.

Tổ chức khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện tốt việc bảo quản và thanh lí các TBDH, thiết bị CNTT, sách báo, tạp chí hƣ hỏng.

Phân công một phó hiệu trƣởng phụ trách CSVC, TBDH, thƣ viện chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các phƣơng tiện này.

Hiệu trƣởng cần thực hiện xã hội hóa để đảm bảo trang bị đủ TBDH, đầu tƣ hạ tầng CNTT hiện đại hổ trợ đổi mới PPDH.

Hiệu trƣởng cần thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi việc khai thác, sử dụng TBDH, CNTT của GV trong giờ học, tổ chức tập huấn bồi dƣỡng cho GV về quy trình sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, CNTT một cách hợp lý đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết hiệu quả của TBDH và ứng dụng CNTT.

1.4.2. Phương thức quản lý hoạt động đổi mới PPDH

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH

Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH là nhiệm vụ rất quan trong trong năm học để nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Kế hoạch đổi mới PPDH phải đảm bảo các yêu cầu: Phân tích bối cảnh và tình hình phát triển nhà trƣờng;

Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt trong việc đổi mới PPDH; Xác định các PPDH có thể áp dụng vào thực tiễn của nhà trƣờng; Xác định các nguồn nhân lực,vật lực cho việc đổi mới PPDH; Xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới PPDH cho từng thời kỳ;

Kế hoạch đổi mới PPDH bao gồm: kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng; kế hoạch đổi mới PPDH của tổ chuyên môn. Kế hoạch đổi mới PPDH phải đƣợc phổ biến đến CBQL, GV, nhân viên, HS, CMHS trong toàn trƣờng và phải đƣa lên Website của nhà trƣờng và gửi về cơ quan quản lý cấp trên.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra.

Hiệu trƣởng cần phải thực hiện các công việc sau đây:

Phân công phó hiệu trƣởng chuyên môn phụ trách quản lý đổi mới PPDH, hàng tuần, hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Hiệu trƣởng, đề xuất các giải pháp đề nâng cao hiệu quả quản lý.

Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm chính về quản lý đổi mới PPDH ở các bộ môn tổ quản lý, hàng tuần, hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn.

Xây dựng đội ngũ cốt cán: Giỏi về chuyên môn ; giỏi về CNTT để hổ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa tổ chuyên môn với bộ phận quản lý thiết bị, CNTT, thƣ viện.

Xây dựng quy chế phối hợp với Ban đại diện CMHS để tổ chức lấy ý kiến góp ý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS.

Tổ chức lấy ý kiến của HS về việc thực hiện đổi mới PPDH của GV, hiệu quả tác động đến HS, ý kiến đề xuất.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động đổi mới PPDH

Hiệu trƣởng triển khai việc đổi mới PPDH, thƣờng xuyên điều chỉnh, sắp xếp, phối hợp và giám sát mọi ngƣời và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch đổi mới PPDH. Các thành viên trong BGH, tổ trƣởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn phải gƣơng mẫu đi đầu trong việc đổi mới PPDH để tạo sự lan tỏa cả trƣờng.

Hiệu trƣởng chỉ đạo từng bộ phận, cá nhân thực hiện đổi mới PPDH tập trung vào các nội dung:

Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của tổ mình làm cơ sở để GV trong tổ thực hiện đổi mới PPDH ;

Phó hiệu trƣởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện đổi mới PPDH của các tổ chuyên môn, tổ chức thao giảng cấp trƣờng về đổi mới PPDH,

tham mƣu tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trƣờng;

Phó hiệu trƣởng phụ trách CSVC, TBDH, thƣ viện xây dựng kế hoạch trang bị thiết bị dạy học, sách báo, tài liệu tham khảo, để thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH;

Công đoàn, đoàn thanh niên tuyên truyền đoàn viên tích cực đổi mới PPDH;

Phòng TBDH, phòng CNTT, thƣ viện lập các hồ sơ theo dõi sát sao việc sử dụng, báo cáo kết quả hàng tháng cho Hiệu trƣởng;

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH

Kiểm tra là chức năng không thể thiếu trong công tác quản lý của Hiệu trƣởng, qua kiểm tra để xem xét, đánh giá mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH. Từ đó, phổ biến nhân rộng các nhân tố tích cực, đồng thời, điều chỉnh kịp thời các hạn chế, thiếu sót nhằm giúp các bộ phận và cá nhân hoàn thành tốt các nội dung đổi mới PPDH đã đề ra.

Để đánh giá chính xác mức độ thực hiện việc đổi mới PPDH, Hiệu trƣởng cần xây dựng chuẩn đánh giá bảo đảm đầy đủ nội dung cần đánh giá, xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể cho từng nội dung, đảm bảo đo đƣợc. Hiệu trƣởng tổ chức kiểm tra, đánh giá dựa trên chuẩn đã xây dựng, đo lƣờng để so sánh, đối chiếu với mục tiêu đề ra. Công tác kiểm tra, đánh giá luôn thực hiện thƣờng xuyên, nhờ đó mới có sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời trong quá trình thực hiện kế hoạch.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THPT THPT

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Xu thế đổi mới giáo dục

Mọi quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển. Giáo dục thực sự trở thành yếu tố quyết định

trong phát triển đất nƣớc và cạnh tranh quốc tế.

Trong xu thế toàn cầu hóa, nƣớc ta đã và đang đang tiến hành đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Một trong những đổi mới cơ bản nhất là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học. Việc đổi mới PPDH phải góp phần hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS để từ đó bồi dƣỡng cho HS phƣơng pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một xu thế tất yếu.

1.5.1.2. Nhận thức của CMHS về đổi mới PPDH

Học sinh các trƣờng THCS khi vào học các trƣờng THPT , thời gian đầu không bắt kịp PPDH mới ở các trƣờng THPT nên kết quả về kiểm tra không cao dẫn đến nhiều CMHS tâm tƣ và đôi khi có bức xúc “ con tôi năm xƣa học giỏi bây giờ lên lớp 10 học chỉ khá và thậm chí chỉ ở mức trung bình”.Trong cuộc họp CMHS, hiệu trƣởng phải đặc biệt quan tâm về vấn đề nhận thức của CMHS, phải làm cho CMHS hiểu tác dụng của đổi mới PPDH, ngƣời hƣởng lợi không phải là giáo viên mà là học sinh. Trong quản lí đổi mới PPDH, hiệu trƣởng cần biết duy trì, phát huy truyền thống về đổi mới PPDH của nhà trƣờng mình, đẩy mạnh truyền thông, kiên trì giải thích để mọi ngƣời hiểu tạo nên sự đồng thuận, thống nhất cao, khi ấy việc đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)