3.3.1. Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
3.3.1.1.Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Giúp cho đội ngũ CBQL, GV và HS có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Tạo ra sự đồng thuận và sự ủng hộ của đội ngũ CBQL, GV, cha mẹ HS cùng tham gia phối hợp quá trình đổi mới PPDH của nhà trƣờng.
Xác định việc đổi mới PPDH là việc làm thƣờng xuyên của tất cả CBQL, GV và HS.
3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tiếp tục quán triệt các nội dung:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa XI) về “ Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”.
Chƣơng trình hành động số 235-CTr/TU ngày 20/01/2014 của Tỉnh uỷ Ninh Thuận, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về “đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”.
Quyết định số 404/QĐ-Ttg ngày 27/3/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt “ Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Luật giáo dục 2019, Chƣơng trình GDPT 2018.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận,Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ninh Phƣớc.
Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình GDPT hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018 [3].
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT về việc Hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trƣờng học / trung tâm giáo dục thƣờng xuyên qua mạng [2].
Công văn số 885/SGDĐT-GDTrH ngày 03/6/2015 của Sở GD&ĐT về “ hƣớng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy cấp trung học” .
Công văn số 2064/SGDĐT-GDTrH ngày 27/10/2016 về việc” Hƣớng dẫn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trƣờng trung học”.
Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới [1].
+ Nhà trƣờng phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ninh Phƣớc, tổ chức học tập bồi dƣỡng chính trị hè vào tháng 8 hàng năm.
+Tổ chức quán triệt các nội dung đổi mới PPDH cho toàn thể CBQL, GV vào tuần lễ chuẩn bị cho năm học mới. Đối với cha mẹ HS, tổ chức tuyên truyền vào kỳ họp cha mẹ HS đầu năm học.
+ Trong các buổi họp tổng kết công tác hàng tháng, tiếp tục tuyên truyền các nội dung trên và quán triệt kịp thời các văn bản mới của cấp trên về đổi mới PPDH.
+ Tăng cƣờng khâu kiểm tra, giám sát các buổi học tập chính trị, các buổi họp cơ quan.
3.3.1.3. Lưu ý khi thực hiện
Hiệu trƣởng chuẩn bị CSVC, tập hợp các văn bản trên thành tài liệu và phát đến cho CBQL và GV.
(đặc biệt là khi quán triệt cho CMHS và HS). Sau khi quán triệt, BGH phải thƣờng xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
3.3.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên.
3.3.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Đảm bảo hoạt động đổi mới PPDH của GV diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, tạo cho GV ý thức tự giác là khi dạy là phải thực hiện đổi mới PPDH theo định hƣớng phát huy năng lực và phẩm chất của HS.
GV nắm vững các PPDH và kỷ thuật dạy học mới, tự tin thực hiện đổi mới PPDH.
GV mạnh dạn sử dụng CNTT hổ trợ đổi mới PPDH.
3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp * Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hƣớng tăng cƣờng, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học. Xác định mục tiêu, chọn nội dung dạy học, từ nội dung GV lựa chọn PPDH, kỹ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Trong kế hoạch dạy học của GV phải có các hoạt động học tập thực hiện tại lớp và hoạt động học tập HS thực hiện ở nhà và dự kiến thời gian để thực hiện các hoạt động này; việc sử dụng CNTT phải bố trí thời gian một cách hợp lý để nâng cao chất lƣợng giờ dạy. Bài soạn dạy ở lớp này, không thể mang y nguyên dạy sang lớp khác.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học, GV phải chú trọng rèn luyện cho HS phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho HS trình bày, thảo luận, luyện tập, thực
hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng.
Hiệu trƣởng có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất bài soạn của GV, có đánh giá, xếp loại và thông báo công khai trong sinh hoạt tổ chuyên môn, hội đồng giáo dục nhà trƣờng.
*Tăng cường quản lý giờ dạy trên lớp.
Hiệu trƣởng xây dựng quy chế chuyên môn, có điều khoản chế tài về việc thực hiện giờ dạy trên lớp, quán triệt cho toàn thể cán bộ GV và HS trong tuần lễ đầu năm chuẩn bị năm học mới.
GV giảng dạy phải ghi phê sổ đầu bài đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định: Lớp phó học tập (hoặc thƣ ký lớp) ghi tiết dạy, nội dung tiết dạy. GVBM nhận xét tiết dạy, xếp loại và phê ký.
Nhằm giảm hồ sơ sổ sách, trong sổ đầu bài nên kẻ thêm cột ghi chú (Cột này HS ghi: Ví dụ: Tiết dạy này dạy ở phòng thực hành, lớp phó học tập sẽ ghi vào cột này: Phòng thực hành,..)
Thông qua phỏng vấn HS, hòm thƣ góp ý, đánh giá của tổ trƣởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua phiếu dự giờ và kết quả học tập của HS để có thông tin phản hồi toàn diện về giờ lên lớp của GV.
* Tăng cường công tác dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH
Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn cụ thể hoá tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giờ dạy trên lớp theo hƣớng đổi mới PPDH đến từng môn học trên cơ sở hƣớng dẫn đánh giá giờ dạy của Sở GD&ĐT Ninh Thuận (theo công văn 885/SGDĐT-GDTrH ngày 03/6/2015). Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá giờ dạy của từng môn do các tổ chuyên môn đề xuất, hiệu trƣởng xây dựng quy chế đánh giá tiết dạy của trƣờng và chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức học tập quy chế này.
Hiệu trƣởng cần quy định số tiết dự giờ trong một năm học nhƣ sau: Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn: 2 tiết/ tuần, GV: 1 tiết/ tuần, GV tập sự: 2 tiết/ tuần (quy định này thể hiện trong quy chế chuyên môn của nhà trƣờng).
Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cƣờng hoạt động dự giờ thăm lớp nhằm kiểm tra GV có thực hiện đúng nhƣ bài soạn hay không, tránh tình trạng GV soạn giáo án để làm đẹp hồ sơ còn thực tế trên lớp dạy thì không đúng nhƣ giáo án đã soạn. Sau khi dự giờ các tổ chuyên môn tổ chức đánh giá tiết dạy một cách nghiêm túc theo hƣớng đổi mới PPDH, các tiết dạy không theo hƣớng đổi mới, phải mạnh dạn đánh giá loại yếu, việc đánh giá tiêt dạy phải thực hiện chậm nhất 1 tuần kể từ khi đã hoàn thành dự giờ.
Ban giám hiệu tích cực dự giờ GV theo kế hoạch của Ban giám hiệu hoặc kế hoạch dự giờ của tổ chuyên môn và tăng cƣờng dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH. Mỗi năm học, các thành viên trong ban giám hiệu cố gắng dự giờ mỗi GV ít nhất 1 lần.
Hiệu trƣởng thƣờng xuyên biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời, nêu gƣơng điển hình và nhân rộng trong toàn trƣờng đối với những GV đã thực hiện tốt giờ dạy theo hƣớng đổi mới PPDH, qua đó tạo động lực cho ngƣời dạy.
Tổ chức tốt hội thi GV dạy giỏi hàng năm, yêu cầu các GV không có giờ dạy tham gia dự giờ đầy đủ. Đây là dịp rất tốt, để GV học tập và chia sẽ kinh nghiệm về đổi mới PPDH.
* Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới PPDH cho đội ngũ GV
Nhà trƣờng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới PPDH đặc biệt là các lớp bồi dƣỡng chuẩn bị cho chƣơng trình giáo dục 2018. Đối với các lớp do Bộ GD&ĐT tổ chức, GV sau khi tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức về phải tham mƣu với Hiệu
trƣởng để tổ chức lớp tập huấn tại trƣờng. Đối với các lớp do Sở GD&ĐT Ninh thuận tổ chức, hiệu trƣởng các trƣờng tạo điều kiện cho 100% GV tham gia.
Hiệu trƣởng tổ chức bồi dƣỡng các kỹ năng về đổi mới PPDH cho toàn thể cán bộ, GV trong tuần lễ chuẩn bị cho năm học mới và cập nhật kịp thời các PPDH mới cho GV. Chƣơng trình bồi dƣỡng này bao gồm:
Hƣớng dẫn cho GV biết cách xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu dạy học phải hƣớng đến HS là cái đích HS phải đạt đƣợc khi bài học kết thúc. Mục tiêu dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: Cụ thể ; tƣờng minh và có khả năng đo đƣợc, kiểm chứng đƣợc; khả thi với trình độ HS và điều kiện thực hiện; gắn với nội dung dạy học và trình tự thời gian thực hiện. Hƣớng dẫn cho GV biết cách xác định nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học đã xác định. Hƣớng dẫn GV lựa chọn và triển khai PPDH phù hợp. Hƣớng dẫn soạn bài theo hƣớng đổi mới PPDH nhƣ : thiết kế các hoạt động; hệ thống câu hỏi, bài tập; Sơ đồ tƣ duy; tổ chức thảo luận nhóm; thiết kế phiếu học tập... cho HS hoạt động phù hợp với đặc trƣng bộ môn và điều kiện thực tế nhà trƣờng. Hƣớng dẫn GV sử dụng phần mềm tiện ích: Tạo ngân hàng câu hỏi, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử.
Kỹ năng sử dụng các TBDH hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học trong soạn giáo án điện tử, soạn đề kiểm tra, kỹ năng khai thác internet để tìm kiếm thông tin.
Kỹ năng dạy học trên lớp nhƣ: kỹ năng tổ chức, hƣớng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của HS; kỹ năng hƣớng dẫn HS thực hành, thí nghiệm; kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề; kỹ năng sử dụng CNTT hổ trợ hoạt động dạy học một cách hợp lý.
Kỹ năng tổ chức hoạt động học : Gồm 4 bƣớc nhƣ sau
hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ phải sinh động, hấp dẫn, kích thích đƣợc hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập : GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hổ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS nào bị “ bỏ rơi”.
+ Báo cáo kết quả và thảo luận : hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực đƣợc sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sƣ phạm nảy sinh một cách hợp lí.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS.
* Khuyến khích, tạo động lực cho GV
Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua của GV về đổi mới PPDH: giáo án, xếp loại hồ sơ, giờ dạy thao giảng, dự giờ, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT, tham gia các hoạt động đổi mới PPDH của tổ chuyên môn, nhà trƣờng, cụm trƣờng và cấp Sở.
Tổ chức xét thi đua đảm bảo chính xác, công bằng khách quan. Khen thƣởng kịp thời các GV đạt thành tích xuất sắc.
Tổ chức cho GV tham quan học tập kinh nghiệm đổi mới PPDH ở các trƣờng bạn.
Đáp ứng tối đa (trong điều kiện có thể) các yêu cầu của GV trong việc đổi mới PPDH.
Tổ chức tốt việc xét nâng lƣơng thƣờng xuyên, nâng lƣơng trƣớc thời hạn cho CBQL, GV.
Tổ chức tốt việc thi, xét thăng hạng cho GV đảm bảo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.
* Thực hiện tốt đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp
Hiệu trƣởng quán triệt Thông tƣ 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT đến toàn thể GV [7].
Hiệu trƣởng quán triệt Thông tƣ 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định Chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ thông đến toàn thể GV [4].
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá một cách cụ thể trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp theo thông tƣ 20/2018 /TT-BGDĐT.
Xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm, bám sát theo hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT Ninh Thuận.
Tổ chức cho GV tự đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn và tự xếp loại. Sau đó tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn lấy ý kiến, tổ trƣởng chuyên môn đánh giá GV theo mẫu phiếu dành cho tổ trƣởng chuyên môn và tổng hợp nộp cho hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng là ngƣời đánh giá cuối cùng chuẩn nghề nghiệp của GV.
Việc đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, công khai, dân chủ. Qua đánh giá, xếp loại cần làm cho GV thấy rõ những ƣu điểm, tồn tại để có kế hoạch rèn luyện, bồi dƣỡng, học tập, sửa chữa các mặt còn thiếu sót.
3.3.2.3. Lưu ý khi thực hiện
Hiệu trƣởng phải phát huy dân chủ một cách thực sự trong cơ quan, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.
Xây dựng đội ngũ cốt cán có trình độ chuyên môn giỏi,tích cực đổi mới, có uy tín, có trách nhiệm và đƣợc tín nhiệm cao.
nhiệm cao, có bản lĩnh, công tâm.
3.3.3. Đổi mới quản lý tổ chuyên môn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
3.3.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong việc quản lý tổ chuyên môn thực hiện đổi mới PPDH trong thời gian qua.
Giúp tổ chuyên môn đổi mới mạnh mẽ nội dung sinh hoạt tổ, tránh sự vụ hành chính, tập trung vào các nội dung đổi mới PPDH để nâng cao chất lƣợng giảng dạy của tổ, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
Nắm vững tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn về việc thực hiện đổi mới PPDH, có giải pháp hổ trợ, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, sai sót có thể xảy ra.
3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
* Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH.
Hiệu trƣởng tổ chức bồi dƣỡng cho tổ trƣởng chuyên môn PP lập kế hoạch đổi mới PPDH bao gồm: nội dung kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch.