1.5.2.1. Nhận thức, năng lực đổi mới của GV
Đổi mới PPDH không chỉ đòi hỏi ở các cấp quản lí, mà bản thân mỗi GV cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công việc chung, với việc bảo vệ danh dự, uy tín của nhà trƣờng, tổ chuyên môn, của tập thể sƣ phạm và của
mỗi cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trƣờng. Trong quá trình đổi mới, bên cạnh việc phát triển ƣu thế vốn có về kinh nghiệm, việc tiếp thu những cái mới, những vấn đề khó luôn là trở ngại về mặt tâm lý của GV. Hiệu trƣởng phải có kế hoạch hổ trợ cho GV vƣợt qua tâm lý ngại khó khăn, ngại thay đổi để họ mạnh dạn đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH có đạt đƣợc kết quả mong muốn hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ GV. Nếu từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt thì hoạt động đổi mới PPDH sẽ diễn ra thuận lợi, kết quả thực hiện sẽ đƣợc nâng cao.
Trong thực tiễn, các trƣờng THPT vẫn có nhiều GV có năng lực chuyên môn vững vàng, biết vận dụng các PPDH tích cực vào hoạt động dạy học có hiệu quả, là đội ngũ cốt cán và tiên phong trong đổi mới PPDH. Để hoạt động đổi mới PPDH diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và trở thành công việc hằng ngày của GV, hiệu trƣởng cần tổ chức và tạo điều kiện cho GV đƣợc bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng về những nội dung liên quan đến kiến thức, kỹ năng đổi mới PPDH do cấp trên và nhà trƣờng tổ chức. Tạo điều kiện cho GV đƣợc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng thông qua hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn, thao giảng, dự giờ...
1.5.2.2. Năng lực quản lí sự thay đổi của hiệu trưởng
Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hƣởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tƣợng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tƣợng nào.Thay đổi là một quy luật khách quan. Mọi sự thay đổi trong cách thức quản lý của hiệu trƣởng đều tác động vào tâm tƣ, tình cảm của các thành viên trong nhà trƣờng.
Đổi mới PPDH là sự thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học của nhà trƣờng, nó quyết định đến sự phát triển của nhà trƣờng hiện tại và trong tƣơng
lai. Do đó, hiệu trƣởng phải có nhận thức đầy đủ và năng lực về quản lý sự thay đổi.
Quản lí sự thay đổi ở trƣờng THPT cần phải nhận thức rõ thay đổi là quy luật. Trong quá trình quản lý sự thay đổi , hiệu trƣởng phải chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, những ý kiến trái chiều vì kết quả đổi mới PPDH đang ở phía trƣớc nên nhiều ngƣời không nhận ra. Điều quan trọng là hiệu trƣởng phải có khả năng dự báo, phân tích đúng đắn và đẩy mạnh tuyên truyền cho mọi ngƣời hiểu.
1.5.2.3. Nhận thức và thái độ học tập của HS
Trong đổi mới PPDH thì hoạt động dạy và hoạt động học có quan hệ biện chứng với nhau. Bên cạnh vai trò của ngƣời thầy trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, thì việc tham gia học tập tích cực có ý nghĩa to lớn để đạt đƣợc mục tiêu dạy học.
Trong quá trình đổi mới PPDH, HS phải tham gia vào các hoạt động dạy - học, mà các hoạt động này đòi hỏi HS phải rèn luyện khả năng tự học, chuẩn bị nội dung, tham gia hoạt động nhóm, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè...Điều này, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển phẩm chất, năng lực HS, giúp HS tự chủ và sáng tạo trong học tập.
HS có nhận thức đúng đắng, phải đổi mới cách học của mình theo hƣớng tích cực, chủ động tìm tòi, tham gia sôi nổi vào các hoạt động trong quá trình học tập thì việc đổi mới PPDH sẽ đạt kết quả tốt. Giáo viên tích cực đổi mới PPDH nhƣng học sinh không tích cực đổi mới phƣơng pháp học tập thì việc đổi mới sẽ không thành công.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn nghiên cứu sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản và lý luận về đổi mới PPDH và công tác quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng trƣờng THPT. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
Đổi mới PPDH ở trƣờng THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc đổi mới PPDH đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các hoạt động dạy học trong nhà trƣờng, đặc biệt yêu cầu mới về công tác quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng, đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng, vạch ra đƣợc mục tiêu đổi mới, thực hiện các chức năng và PP quản lý dổi mới PPDH một cách sáng tạo, biết sử dụng các phƣơng tiện quản lý một cách có hiệu quả, hiểu biết một cách sâu sắc về nội dung quản lý đổi mới PPDH, biết khơi dậy nội lực của tập thể sƣ phạm trong nhà trƣờng, đồng thời huy động đƣợc các yếu tố ngoại lực, xác định đổi mới PPDH là vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng.
Việc đổi mới PPDH chỉ thành công khi nó trở thành hoạt động thƣờng xuyên của nhà trƣờng với tất cả các đối tƣợng liên quan và đƣợc Hiệu trƣởng tổ chức, chỉ đạo quản lý khoa học chặt chẽ. Chính vì vậy, Hiệu trƣởng cần phải quản lý các tổ chức, thông qua tổ chức mà quản lý con ngƣời và quản lý công việc. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng cần hiểu rõ GV, HS; nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế hoạt động và điều kiện thực tế dạy học của nhà trƣờng để đề xuất các biện pháp đúng đắn.
Những vấn đề đã trình bày ở trên là cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN NINH PHƢỚC, TỈNH NINH THUẬN