Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên Tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên Tiểu

học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Theo đó thì chuẩn GVTH được thể hiện bằng các yêu cầu cơ bản theo 3 yêu cầu:

Yêu cầu 1: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Yêu cầu 2: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thúc

Yêu cầu 3: Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1.4. Một số vấn đề về phát triến đội ngũ giáo viên Tiểu học

1.4.1. Sự cần thiết phải phát triên đội ngũ giáo viên Tiểu học

Quốc hội khoá X đã thông qua nghị quyết 40/QH10 về đổi mới chương trình phổ thông trong đó có chương trình tiểu học. Qua các đợt thay sách tiểu học có thể thấy chương trình mới đã khắc phục được các nhược điểm của chương trình cũ: Tăng cường hơn tính thực tiễn, quan tâm hơn đến khả năng thực hành của trẻ em tiểu học, kênh hình, kênh chữ cân đối hơn, hình thức sách giáo khoa có bước tiến bộ vượt bậc. Chương trình mới kiến thức nâng cao hơn, gắn thực tiễn hơn và thực hành nhiều hơn. Điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải phấn đấu tự học, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, học tập thêm kiến thức để cập nhật với kiến thức mới.

Điều căn bản trong vấn đề đổi mới chương trình tiểu học không phải chỉ là đổi mới nội dung chương trình mà là đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học mới không lặp lại những phương pháp dạy học truyền thống mà chỉ kế thừa, chọn lọc những ưu điểm của chúng. Phương pháp dạy học mới hướng tới đối tượng học sinh là chủ yếu. Học sinh là trung tâm của

quá trình nhận thức. Học sinh sẽ chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức theo nhu cầu của bản thân. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng học sinh đi tìm kiến thức mới. Phương pháp mới cũng chú trọng đặc biệt tới việc hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh.

Trong định hướng phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn tới chỉ rõ: phát triển mô hình bán trú 2 buổi/ngày, các lớp tiểu học sẽ có đủ giáo viên chuyên nhạc, mĩ thuật, thể dục, ngoại ngữ. Điều đó nhằm ngày càng tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tốt hơn. Và muốn làm được điều đó đội ngũ GVTH phải được phát triên đủ số lượng, đủ cơ cấu môn học để đáp ứng yêu cầu dạy học.

Như vậy phát triển GVTH là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình tiểu học. Sự phát triển này nếu được tính toán kỹ càng, sát thực tiễn thì sẽ tạo hiệu quả cao cho giáo dục tiểu học, giảm được sự lãng phí không cần thiết và góp phần vào thành công của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học.

1.4.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

Tại điều 70, mục 1, chương IV luật Giáo dục 2005 qui định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

Phẩm chất, đạo đức, lư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng;

Trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học được quy định là trung học sư phạm 12+2 (Riêng đối với vùng miền núi là trung học sư phạm 9+3).

Người giáo viên tiêu học cần thiết phải có các kiến thức và năng lực cơ bản:

Kiến thức các môn trong chương trình:Trong chương trình tiểu học hiện hành, lớp 1, 2, 3 sẽ có 8 môn học bắt buộc (toán, tiếng việt, âm nhạc, mĩ

thuật, thể dục, đạo đức, tự nhiên xã hội và thủ công). Đối với lớp 4, 5 bao gồm 10 môn bắt buộc (toán, tiếng việt, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, đạo đức, kỹ thuật, lịch sử, địa lý, khoa học). Ngoài ra, còn có 2 môn học tự chọn là ngoại ngữ và tin học dành cho các trường có điều kiện.

Như vậy, chương trình đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng của các môn học đó. Đây là một thách thức lớn đối với giáo viên tiểu học.

Kiến thức về lý luận dạy học, giáo dục học và tâm lý học tiểu học: Người giáo viên tiểu học phải nắm vững các phương pháp dạy học hiện đại, đặc trưng của từng môn học để từ đó áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy. Đồng thời giáo viên cũng phải nắm được các phương pháp giáo dục học sinh, nắm được các qui luật tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp.

Ngoài các hiểu biết nói trên, người giáo viên còn phải có một số kỹ năng cơ bản khác cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục như đào tạo một người lao động lành nghề. Đó là: Kỹ năng chuẩn bị bài giảng và tiến hành bài giảng; Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học; Kỹ năng tố chức và kỹ năng giao tiếp.

Phát triên đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến sự đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ này thể hiện ở các mặt sau:

Cơ cấu hợp lý về độ tuổi: Với đặc thù tâm lý học sinh tiểu học, người giáo viên tiểu học phải trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, tiếp cận nhanh với công nghệ dạy học hiện đại, có chí hướng học hỏi. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu một bộ phận giáo viên có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao làm điểm tựa cho giáo viên trẻ phát triển tay nghề.

Cơ cấu hợp lý theo địa bàn: Hệ thống lớp tiểu học được phân tán tới xã, thị trấn, khu phố. Do đó, việc cân đối giữa giáo viên người địa phương với

giáo viên được phân công từ vùng khác đến là rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, phấn đấu cho công tác giảng dạy tại quê hương mình.

Cơ cấu họp lý theo dân tộc: Với đặc trưng là vùng có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống thì việc cân đối giáo viên tiểu học giữa các dân tộc trên địa bàn cũng là vấn đề cần quan tâm. Điều này sẽ giúp cho giáo viên tiểu học thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy trong khi vốn Tiếng việt của học sinh có hạn chế.

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

1.4.3.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học

Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. [2]

Theo Từ điển Tiếng Việt: "Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".[17]

Trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trước hết phải tiến hành quy hoạch đội ngũ giáo viên. Quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ. Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ hiện tại, dự đoán, nắm bắt những cơ hội, dự đoán xu thế phát triển để xác định quan điểm, phương pháp, mục tiêu phát triển đội ngũ. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển và chỉ rõ yêu cầu về phát triển đội ngũ.

Lập quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học cho từng giai đoạn là một công việc cần thiết trong công tác quản lý. Quá trình lập quy hoạch đội ngũ

giáo viên tiểu học một mặt cần phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, mặt khác, phải chuẩn bị tốt một đội ngũ giáo viên tiểu học kế cận để có một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cũng cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Bởi vì, việc sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nên kém hiệu quả, sẽ không khai thác được những thế mạnh vốn có, những khả năng tiềm ẩn của từng giáo viên tiểu học.

1.4.3.2. Công tác tuyển dụng giáo viên

Tuyển dụng giáo viên là việc bổ sung vào đội ngũ những giáo viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của tổ chức. Công tác tuyển dụng giáo viên phải căn cứ trên nhu cầu thực tế về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đơn vị.

Quy trình thực hiện tuyển dụng phải đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng, xây dựng quy chế và thông báo rộng rãi, công khai về số lượng, điều kiện tuyển dụng, về hồ sơ, thời gian nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển dụng. Phương thức tuyển dụng có thể là xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.

Thực tế hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên tiểu học mới chủ yếu do các cấp quản lý từ phòng GD&ĐT trở lên thực hiện, về phía các đơn vị trường tiểu học chỉ có thể nhận biên chế và phân công nhiệm vụ trong đơn vị mình.

1.4.3.3. Bố trí, sử dụng giáo viên

Bên cạnh công tác tuyển dụng, mỗi đơn vị cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ giáo viên trở nên kém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, khả năng tiềm ẩn của từng người. Đặc thù của giáo viên

tiểu học là phải dạy nhiều môn học, trong khi không phải giáo viên tiểu học nào cũng có năng lực đó. Vì vậy, khi phân công lao động cần chú ý để phát huy được sở trường của họ. Có như vậy mới phát huy tốt nhất năng lực vốn có của họ, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Sử dụng đội ngũ giáo viên bao gồm các hoạt động: Bố trí, phân công, phân nhiệm hợp lý, đúng năng lực, đúng sở trường, đúng trình độ và lĩnh vực được đào tạo để mỗi giáo viên phát huy năng lực, tạo tâm lý tốt đẹp để giáo viên thấy được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, từ đó phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công của ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác lựa chọn, bồi dưỡng và chuẩn bị đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên đầu đàn cho mỗi nhà trường và toàn ngành; Giải quyết thỏa đáng chế độ chính sách đối với giáo viên, động viên khuyến khích nhà giáo thật sự có tâm huyết, có ý thức trách nhiệm và cống hiến được nhiều công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục.

Phát triển đội ngũ GVTH, luân chuyển giáo viên là việc làm cần thiết để đảm bảo công bằng cho giáo viên công tác tại vùng khó khăn, đảm bảo về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được thay đổi môi trường làm việc mới.

Cần quy định rõ độ tuổi phải luân chuyển, những đối tượng phải luân chuyển, số năm công tác tại những vùng thuận lợi, hoặc vùng khó khăn phải luân chuyển.

1.4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi giáo viên, đồng thời cũng phải sàng lọc những giáo viên yếu kém, thiếu sự cố gắng rèn luyện, tu dưỡng, học tập để từ đó bố trí sang công việc khác phù hợp hơn.

Sư phạm (9+3 và 12+2). Trên trình độ chuẩn: Cao đẳng Sư phạm tiểu học; Đại học Sư phạm tiểu học.

Về loại hình đào tạo: Đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho giáo viên: Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội củng cố, mở rộng hoặc nâng cao một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức tin học, trình độ sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên gồm những loại hình sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa: áp dụng cho những đối tượng chưa đạt chuẩn theo quy định; Bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ: áp dụng cho toàn thể đội ngũ giáo viên, kết hợp bổ túc các kiến thức mới chuyên sâu với bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới; Bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục (nhà trường, tổ khối).

Bên cạnh đó, trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho mỗi giáo viên có thời gian phù hợp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ; Khuyến khích và có chế độ ưu đãi trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng là chính. Việc tự bồi dưỡng giáo viên có một tầm quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, vậy nên tự bồi dưỡng cần phải được tiến hành thường xuyên, chu đáo, tỉ mỉ, có hiệu quả.

Bồi dưỡng tiếng DTTS (H’re) cho giáo viên công tác tại các trường tiểu học có học sinh DTTS, giáo viên biết nghe, nói thông thạo tiếng H’re để vận dụng trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Do đặc thù ngành giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục, đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên, các kiến thức, phương pháp dạy học luôn thay đổi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học

Nhìn chung, bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành hệ thống một chiều, một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện.

Có thể nói, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên là một khâu vô cùng quan trọng, là phương pháp để xếp loại, phân loại đội ngũ giáo viên trong từng năm học. Qua đó khẳng định được hiệu quả của việc quản lý, nhưng đồng thời qua đây rút kinh nghiệm, có điều chỉnh quá trình quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn nữa của công tác quản lý.

Mặt khác, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên có cơ hội để nhìn lại mình, thấy được ưu, khuyết điểm, từ đó có hướng phát huy và phấn đấu. Dự giờ không chỉ để đánh giá giáo viên mà còn là một hoạt động để hỗ trợ giáo viên về chuyên môn rất hiệu quả. Sau mỗi tiết dự giờ, giáo viên được góp ý giờ giảng một cách nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho nhau, học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến, ứng dụng các phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng của đội ngũ thầy cô giáo một cách hiệu quả và thiết thực.

Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên: đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ. Tránh tạo sự căng thẳng hay gây

áp lực cho cả phía các nhà quản lý và giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá ĐNGV dựa vào các hình thức sau:

Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành, của nhà trường, GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng và là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)