3 Chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2 3 Chất lượng

2.2.3.1. Trình độ đào tạo

Những năm gần đây, với kế hoạch đào tạo liên kết của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh với trường Đại học Huế, Đại học sư phạm Hà Nội, dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với sự hăng say, ham mê học hỏi của mỗi giáo viên và được tạo điều kiện của các cấp quản lý giáo dục nên trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão đã tăng nhanh chóng, số giáo viên có trình độ THSP 9+3 đã giảm rõ rệt. Trong khi đó giáo viên tiểu học đạt trình độ trên chuẩn lại tăng nhanh.

Những năm gần đây, với kế hoạch đào tạo liên kết của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh với trường Đại học Huế, Đại học sư phạm Hà Nội, dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với sự hăng say, ham mê học hỏi của mỗi giáo viên và được tạo điều kiện của các cấp quản lý giáo dục nên trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão đã tăng nhanh chóng, số giáo viên có trình độ THSP 9+3 đã giảm rõ rệt. Trong khi đó giáo viên tiểu học đạt trình độ trên chuẩn lại tăng nhanh.

Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học huyện An Lão thể hiện ở bảng thống kê sau:

Bảng 2.3. Phân loại trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão, tỉnh Bình Định T T Tên trường TS GV Trình độ đào tạo Chia ra ĐHS P t iểu h ọc Tỉ lệ % S P T H Tỉ lệ % T HS P 12+ 2 Tỉ lệ % T HS P 9+ 3 Tỉ lệ % Dướ i T HS P Tỉ lệ % Kh ác 1 An Hòa 1 28 25 89.3 3 10.7 2 An Hòa 2 40 34 85.0 6 15.0 3 An Tân 24 20 83.3 4 16.7 4 Thị trấn 25 18 72.0 6 24.0 1 4.0 5 An Hưng 20 15 75.0 3 15.0 2 10.0 6 An Trung 21 15 71.4 4 19.1 2 9.5 7 An Dũng 18 12 66.7 4 22.2 2 11.1 8 An Vinh 20 10 50.0 10 50.0 9 AnQuang 16 12 75.0 4 25.0 10 An Nghĩa 13 6 46.2 7 53.8 11 An Toàn 15 7 46.7 8 53.3 Tổng số 240 174 72.5 59 24.6 7 2.9

( Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo An Lão)

So với chuẩn quy định hiện nay, thì đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão có trình độ đào tạo tương đối khá. Trong đó, số lượng giáo viên tốt nghiệp ĐHSP chiếm tỷ lệ cao (72.5%), tuy nhiên giáo viên tốt nghiệp ĐHSP tiểu học chính quy chỉ có 12người (chiếm tỷ lệ 5%), Cao đắng tiểu học chính quy chỉ có 50 người (chiếm tỷ lệ 20.8%) số có trình độ ĐHSP và CĐSP tiểu học còn lại chủ yếu qua hình thức vừa làm vừa học, học từ xa nâng cao trình độ. Một bộ phận có chất lượng giảng dạy chưa thật sự tương xứng với bằng cấp. Sự phân bố giáo viên về trình độ đào tạo cũng không đều giữa các trường, giữa các vùng trong huyện.

thuận lợi, còn số giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn ở vùng cao, vùng khó khăn, phần lớn trình độ chuyên môn được nâng cao qua hình thức học từ xa.

Về trình độ ngoại ngữ, theo số liệu điều tra đầu năm học 2016- 2017 của 240 giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện thì có tới 95% giáo viên có trình độ tin học, ngoại ngữ trình độ A trở lên. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên không biết đọc, nói, nghe được tiếng anh, có khoảng 50% số giáo viên tiểu học không biết vận dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. [17]

Tóm lại: vấn đề trình độ đào tạo phân tích ở trên mới chỉ dừng ở bằng cấp. Điều quan trọng là chất lượng giảng dạy và năng lực thực sự của giáo viên tiểu học. Số giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ A, B nhiều nhưng thực sự việc đọc, nghe, hiểu tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Còn một số giáo viên có chứng chỉ tin học nhưng không soạn thảo được văn bản. Đây là một thực tế về việc bằng cấp hóa hiện nay trong ngành giáo giáo dục tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2.2.3.2. Chất lượng chuyên môn

Nhìn tổng quát cho thấy: đa số giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản và được thường xuyên bồi dưỡng theo chu kỳ để cập nhật kiến thức nên họ có kỹ năng chuấn bị bài giảng và thực hiện các bài giảng trên lớp, có kỹ năng tổ chức giờ dạy trên lớp, có hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, nắm chắc chương trình, kế hoạch dạy học. Hầu hết giáo viên có hiểu biết về xã hội, có kiến thức phố thông và kiến thức tâm lý giáo dục học sinh tiểu học. Kết quả đánh giá giáo viên tiểu học huyện An Lão theo chuẩn GVTH năm học 2016-2017 cho thấy qua bảng sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá giáo viên tiểu học theo các yêu cầu của chuẩn GVTH

Số giáo viên tham gia: 240

Loại xuất sắc Loại khá Loại TB Loại kém

SL % SL % SL % SL %

32 13,33 54 22,5 151 62,91 3 1,25

( Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo An Lão)

Qua kết quả bảng trên cho thấy chất lượng giáo viên tiểu học huyện An Lão chưa cao, chủ yếu ở mức trung bình, đặc biệt có một bộ phận giáo viên còn kém. Trong khi đó số giáo viên được đánh giá ở mức độ cao nhất còn quá ít: loại xuất sắc 13,33%, loại khá 22,5%.

Số liệu tổng hợp điều tra chất lượng nghiệp vụ sư phạm năm học 2016- 2017 cho thấy, số giáo viên tiểu học được xếp loại tốt đạt 20,1%, số giáo viên xếp loại khá đạt 28,5%, loại đạt yêu cầu 46,3% và loại chưa đạt yêu cầu còn 4,2%. [17]

Như vậy, cho thấy chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão còn nhiều bất cập. số giáo viên đạt trung bình chiếm số lượng lớn. Một bộ phận giáo viên vùng sâu, vùng xa trình độ chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Một bộ phận giáo viên do nhiều lý do khách quan và chủ quan đã không thể theo kịp sự đổi mới của nhu cầu dạy học hiện nay, đặc biệt là việc thực hiện điều chỉnh chương trình cho phù hợp với đối tượng học để đảm bảo chất lượng theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Số giáo viên này có chất lượng chuyên môn thấp, ít đầu tư chuyên môn và khó có điều kiện bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Phần lớn giáo viên đã gắn quá lâu với phương pháp dạy học truyền thống, nên việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nặng hình thức. Vì vậy, thực hiện kém hiệu quả, khả năng sử dụng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học hiện đại của đa số giáo viên tiểu học còn yếu.

Công tác tuyển dụng đầu vào đối với giáo viên tiểu học thiếu sự chắt lọc và thiếu kế hoạch dài hạn. Tuyển dụng giáo viên bằng hình thức xét tuyển, một số kỳ xét tuyển chỉ xét qua bảng điểm học tập, không qua kiểm tra năng lực chuyên môn. Đặc biệt, học sinh người DTTS được huyện cử đi vào học các trường sư phạm theo chế độ cử tuyển sau khi ra trường được xét vào biên chế ngành giáo dục không qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Một bộ phận nhỏ được tuyển cấp tốc để dạy tiểu học. Từ đó, chất lượng không như mong muốn. Tình trạng này dẫn đến sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc của giáo viên. Như vậy, chứng tỏ việc đào tạo trên chưa đúng hướng, mang tính chất chắp vá.

Công tác liên kết đào tạo giáo viên có trình độ THSP tại các trường đại học thuộc các tỉnh miền Trung chưa đạt chất lượng mong muốn. Giáo viên mới ra trường tuy đảm bảo kiến thức chuyên môn nhưng thiếu năng lực hoạt động thực tiễn, chưa được trang bị tốt về các phương pháp dạy học phù hợp với học sinh tiểu học trong giai đoạn mới.

Việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho giáo viên tiểu học chưa có hiệu quả cao. Nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, mang nặng tính lý thuyết chung chung. Người học bồi dưỡng có tâm trạng học để có đầy đủ những chứng chỉ bồi dưỡng chứ không phải học để bổ sung kiến thức mới cho chuyên môn của họ.

Chưa có chính sách tạo động lực cũng như quy định bắt buộc để vừa khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên vừa yêu cầu họ phải đạt đến một trình độ bắt buộc. Giáo viên sau giờ lên lóp ở trường thường ít chú trọng đến việc học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học mà đa số phải làm các công việc nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làm kinh tế gia đình...

Giáo viên vùng sâu, vùng xa điều kiện thiếu thốn, giáo viên ít người nên không thể trao đổi, cọ sát về chuyên môn nên không có cơ hội học tập nâng

cao trình độ chuyên môn.

Một số giáo viên tiểu học ngại sử dụng đồng dùng dạy học vì chưa có đủ kỹ năng hướng dẫn học sinh thực hành.

Một nguyên nhân nữa là: hiện nay GVTH có cường độ lao động cao. Phần vì phải dạy tất cả các môn, phần vì yêu cầu của chương trình mới cho nên họ có quá ít thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, phần lớn thời gian lập trung cho soạn bài và làm đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 45 - 50)