Giảipháp về đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 83 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Giảipháp về đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá độ

thực tiễn đời sống, từ nhu cầu và nguyên vọng của đông đảo giáo viên.

3.2.6. Giải pháp về đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học giáo viên tiểu học

Mục tiêu

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn tại các cơ sở giáo dục tiểu học nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và yêu cầu xã hội hóa giáo dục hiện nay.

Các công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại làm cho mỗi GV tự xác định rõ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ so với yêu cầu, so với chuẩn và đồng nghiệp. Từ đó xây dựng cho mình kế hoạch rèn luyện học tập, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng phát triển nghề nghiệp. Trên cơ sở đánh giá, xếp loại GV, hiệu trưởng các trường có hướng bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và giải quyết chế độ, chính sách cho GV.

Nội dung và Cách thực hiện

Xây dựng nề nếp công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn tại các cơ sở giáo dục cả về hình thức và nội dung.

thực hiện theo quy chế “Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân”, ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý chuyên môn, trọng tâm là kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện quy chế của nhà trường. Kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch, các hoạt động trong nhà trường và mọi lĩnh vực như tài chính, cơ sở vật chất, y tế học đường.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định thông qua kiểm tra việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ được phân công, phụ trách. Kiểm tra nề nếp giảng dạy và giáo dục, tăng cường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp và các hoạt động khác của nhà trường.

Công tác kiểm tra nhà trường và đánh giá hoạt động sư phạm của GV nhằm đánh giá, tư vấn, đổi mới phương pháp dạy học của GV. Thanh tra việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trọng tâm là kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trong trường tiểu học, việc kiểm tra và đánh giá đội ngũ GV cần được chú trọng, có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT. Hiệu trưởng các trường lập kế hoạch và thực hiện trong năm học. Kết quả đánh giá được sử dụng để xếp loại GV cuối năm. Kết quả của từng đợt kiểm tra là cơ sở để hiệu trưởng điều chỉnh kịp thời các hoạt động trong nhà trường hoặc điều chỉnh, uốn nắn GV thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Qua việc kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc, kết quả các hoạt động giáo dục, từ đó đề ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, điều chỉnh các hoạt động giáo dục tránh được những sai sót.

Một là, kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục, Phòng GD&ĐT phân công một cán bộ phụ trách công tác thanh tra, sử dụng đội ngũ thanh tra viên của huyện làm công tác thanh tra, kiểm tra, giúp Phòng GD &ĐT kiểm tra, đánh giá được đội ngũ GV;

Hai là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá GV trong năm học;

Ba là, triển khai, phổ biến đầy đủ nội dung kiểm tra, đánh giá GV theo chuẩn GV tiểu học cho toàn thể GV;

Bốn là, xây dựng quy trình thống nhất kiểm tra toàn diện GV, gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, tổ chức, xếp loại GV và xử lý sau đánh giá xếp loại.

Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra cho cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn) và các giáo viên kiêm nhiệm làm thanh tra viên.

Hiệu trưởng các nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn và công khai trước giáo viên.

Đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra cũng cần cân nhắc hợp lý với thực tiễn nhà trường. Mục tiêu là 100% giáo viên trong trường được thanh tra, kiểm tra. Các giáo viên trẻ có thể thanh tra, kiểm tra toàn diện ngay học kì 1 để định hướng hoạt động dạy học đúng chuẩn nghề nghiệp và phù hợp với thực tiễn nhà trường. Các giáo viên có thâm niên công tác thì có thể thanh tra từng mặt để phát huy ưu điểm, và hạn chế nhược điểm trong hoạt động dạy học.

Lựa chọn người thanh tra, kiểm tra cũng cần cân nhắc và bố trí hợp lý theo yêu cầu của nội dung thanh tra, kiểm tra. Người thanh tra, kiểm tra trong nhà trường là giáo viên cùng khối bộ môn, khối trưởng chuyên môn, ban giám hiệu, thanh tra viên kiêm nhiệm.

Phòng GD&ĐT sau mỗi học kì và kết thúc năm học tổng kết, rút kinh nghiệm kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn để mỗi giáo

viên và nhà trường có sự cải tiến hoạt động dạy học theo đúng Chuẩn nghề nghiệp.

Dựa vào hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Sở GD&ĐT để cụ thể hóa nội dung, phương thức, chế độ kiểm tra phù hợp với đặc điểm trường tiểu học của huyện.

Công tác thanh tra giáo viên tiểu học cần làm có nền nếp và hiệu quả hơn. Chức năng cơ bản của phòng giáo dục huyện là phải tiến hành công tác kiểm tra. Đối với giáo dục tiểu học của huyện An Lão trong những năm tới, tác giả xin nêu một số vấn đề cần quan tâm:

Nội dung thanh tra đội ngũ giáo viên các trường tiểu học là:

Việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trước hết là việc thực hiện các quy định của ngành;

Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ; đạo đức, tác phong, lối sống;

Thực hiện nhiệm vụ năm học được phân công; công tác dự giờ, hồ sơ giáo án, hoạt động chủ nhiệm lớp;

Công tác tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, nâng cao tay nghề giáo viên; dự giờ giảng dạy.

Kịp thời thanh tra, kiểm tra những vụ việc có liên quan đến đội ngũ giáo viên các trường, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, sai phạm trong công tác chuyên môn.

Thay đổi các hình thức kiểm tra, kết hợp giữa thanh tra. kiểm tra của phòng giáo dục, Sở GD&ĐT với công tác tự kiểm tra chéo giữa các đơn vị, phối hợp giữa kiểm tra toàn diện với kiểm tra chuyên đề.

Những kiến nghị, đề xuất của đoàn thanh tra, kiểm tra cần được giải quyết thỏa đáng, kịp thời phát hiện, động viên những cá nhân, tập thể điển hình nêu gương tốt, xử lý nghiêm túc những trường hợp sai phạm.

Lưu ý khi vận dụng giải pháp

Cập nhật, lưu giữ, bám sát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục để triển khai thực hiện, nhất là Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT về Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Các trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và cụ thể hóa các nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV trong từng học kỳ và cả năm học để GV biết và chủ động thực hiện. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, tạo ra tính chủ động và chịu trách nhiệm cho các thành viên tham gia quản lý trong nhà trường.

Có sự phối hợp của Ban Giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá giáo viên, gắn việc kiểm tra, đánh giá GV với công tác thi đua, khen thưởng.

Hiệu trưởng và ban giám hiệu các trường tiểu học phải coi vấn đề thanh tra, kiểm tra chuyên môn là biện pháp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 83 - 87)