Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

Tại điều 70, mục 1, chương IV luật Giáo dục 2005 qui định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

Phẩm chất, đạo đức, lư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng;

Trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học được quy định là trung học sư phạm 12+2 (Riêng đối với vùng miền núi là trung học sư phạm 9+3).

Người giáo viên tiêu học cần thiết phải có các kiến thức và năng lực cơ bản:

Kiến thức các môn trong chương trình:Trong chương trình tiểu học hiện hành, lớp 1, 2, 3 sẽ có 8 môn học bắt buộc (toán, tiếng việt, âm nhạc, mĩ

thuật, thể dục, đạo đức, tự nhiên xã hội và thủ công). Đối với lớp 4, 5 bao gồm 10 môn bắt buộc (toán, tiếng việt, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, đạo đức, kỹ thuật, lịch sử, địa lý, khoa học). Ngoài ra, còn có 2 môn học tự chọn là ngoại ngữ và tin học dành cho các trường có điều kiện.

Như vậy, chương trình đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng của các môn học đó. Đây là một thách thức lớn đối với giáo viên tiểu học.

Kiến thức về lý luận dạy học, giáo dục học và tâm lý học tiểu học: Người giáo viên tiểu học phải nắm vững các phương pháp dạy học hiện đại, đặc trưng của từng môn học để từ đó áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy. Đồng thời giáo viên cũng phải nắm được các phương pháp giáo dục học sinh, nắm được các qui luật tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp.

Ngoài các hiểu biết nói trên, người giáo viên còn phải có một số kỹ năng cơ bản khác cần phải được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục như đào tạo một người lao động lành nghề. Đó là: Kỹ năng chuẩn bị bài giảng và tiến hành bài giảng; Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học; Kỹ năng tố chức và kỹ năng giao tiếp.

Phát triên đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến sự đồng bộ về cơ cấu. Sự đồng bộ này thể hiện ở các mặt sau:

Cơ cấu hợp lý về độ tuổi: Với đặc thù tâm lý học sinh tiểu học, người giáo viên tiểu học phải trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, tiếp cận nhanh với công nghệ dạy học hiện đại, có chí hướng học hỏi. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu một bộ phận giáo viên có thâm niên công tác, có trình độ tay nghề cao làm điểm tựa cho giáo viên trẻ phát triển tay nghề.

Cơ cấu hợp lý theo địa bàn: Hệ thống lớp tiểu học được phân tán tới xã, thị trấn, khu phố. Do đó, việc cân đối giữa giáo viên người địa phương với

giáo viên được phân công từ vùng khác đến là rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, phấn đấu cho công tác giảng dạy tại quê hương mình.

Cơ cấu họp lý theo dân tộc: Với đặc trưng là vùng có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống thì việc cân đối giáo viên tiểu học giữa các dân tộc trên địa bàn cũng là vấn đề cần quan tâm. Điều này sẽ giúp cho giáo viên tiểu học thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy trong khi vốn Tiếng việt của học sinh có hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 26 - 28)