Chế độ, chính sách đối với giảo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 57 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Chế độ, chính sách đối với giảo viên tiểu học

Khảo sát tìm hiểu 150 cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện An Lão về đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên. Qua kết quả khảo sát có thể thấy, đa số ý kiến cho rằng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên còn chưa thỏa đáng (61,34%); tỉ lệ cán bộ, giáo viên đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách ở

mức khá, tốt còn thấp. GV hợp đồng không được trả lương thoả đáng. Công tác thi đua, khen thưởng đối với GV còn nặng tính hình thức, chưa thực sự tạo được động lực cho GV phấn đấu. Kết quả này đã phần nào phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học, mong muốn được nhà nước quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cũng như quyền lợi của mình. Thực tế những năm qua cho thấy, về vấn đề thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ GVTH, tổ chức Công đoàn hoạt động chưa thật sự hiệu quả, kết hợp chưa nhịp nhàng với tổ chức Công đoàn của từng trường trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách của cán bộ, GV chưa được tổ chức Công đoàn trường, Liên đoan Lao động huyện xử lý kịp thời.

Bảng 2.7. Thực trạng chế độ đãi ngộ, các chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão

TT Khách thể khảo sát Số lượng Mức độ Rất thoả đáng (%) Thoả đáng (%) Chưa thoả đáng (%) 1 CB, CV Phòng GD&ĐT 14 28,75 35,75 35,5 2 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 22 9,09 40,9 50,01

3 Giáo viên 114 8,77 25,43 65,8

150 10 28,66 61,34

(Nguồn: Theo số liệu điều tra)

Qua thăm dò ý kiến và phỏng vấn CBQL và một số giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện An Lão cho thấy họ đánh giá về hiệu quả của một số chính sách đã và đang thực hiện trên địa bàn như sau:

sách tinh giản biên chế của Chính. Ngành giáo dục đã tích cực tham mưu với UBND huyện An Lão, Phòng Nội vụ huyện rà soát, tinh giảm một bộ phận giáo viên tiểu học kém năng lực, không thể tiếp tục giảng dạy được, tạo điều kiện cho họ được nghỉ theo chế độ khuyến khích của nhà nước. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện hàng năm không đúng theo kế hoạch đã phê duyệt, hiện nay còn nhiều giáo viên thuộc diện tinh giản theo Nghị định 108 nhưng không được nghỉ để giải quyết chế độ theo qui định;

Chế độ khuyến học cũng chưa thực sự phát huy tác dụng. Giáo dục tiểu học vẫn chưa thực sự được coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững hệ thống giáo dục của huyện. Các trường sư phạm chưa thu hút được học sinh giỏi vào khoa tiểu học. Do đó hiện nay huyện vẫn rất thiếu đội ngũ giáo viên tiểu học chất lượng cao;

Các chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học trong những năm qua được huyện An Lão triển khai thực hiện kịp thời, tuy nhiên chế độ đối với giáo viên đến nhận công tác tại vùng khó khăn còn có bất cập. Giáo viên được luân chuyển đến công tác các vùng đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP nhưng sau 5 năm không chuyển được về nơi công tác ban đầu nhưng không được tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thu hút;

Chính sách xây nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2012 đã kết thúc, hiện nay không có chính sách thực hiện xây nhà công vụ cho giáo viên đang công tác tại vùng khó khăn cho nên một số giáo viên phải thuê nhà ở hoặc ở rất tạm bợ;

Chế độ tiền lương của giáo viên chưa kịp thời, nhất là tiền lương tăng từ mức tăng lương cơ sở thực hiện chậm. Đời sống của một bộ phận giáo viên vùng sâu vùng xa còn khó khăn;

dàn trải, chưa kích thích được phong trào thi đua hai tốt trong các nhà trường; Công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên còn nặng tính hình thức, dàn trải, chưa kích thích được phong trào thi đua hai tốt trong các nhà trường của huyện An Lão nói chung và đội ngũ giáo viên các trường tiểu học nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 57 - 60)