Giảipháp về đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Giảipháp về đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

lực của họ. Việc làm này không ảnh hưởng tới biên chế chung của đơn vị mà chỉ là sự phân công hợp lý hơn, phù hợp với sở trường, năng lực của từng giáo viên hơn. Từ đó mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác giảng dạy.

Thực hiện tốt quy định luân chuyển, điều động, thuyên chuyển giáo viên hợp lý. Đây là giải pháp nhằm mục đích điều hoà cơ cấu đội ngũ giáo viên, khắc phục tình trạng nơi thì thừa giáo viên trong khi nơi khác thì thiếu giáo viên, ưu tiên phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện để giáo viên giao tiếp nhiều và học tập nhiều kinh nghiệm hơn.

Lưu ý khi vận dụng giải pháp

Để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên tiểu học, cần phải có các điều kiện sau:

Thực hiện nghiệm túc việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

Điều động luân chuyển, điều động giáo viên có thời hạn để sau khi hoàn thành thời gian điều động, luân chuyển mà không chuyển về được đơn vị cũ trước khi luân chuyển thì họ được tiếp tục được hưởng chế độ thu hút nơi công tác đặc biệt khó khăn.

3.2.3. Giải pháp về đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo viên

Mục đích

Giải pháp này nhằm định hướng và triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện. Để đến năm 2025 huyện An Lão có đội ngũ giáo viên tiểu học có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng công tác dạy và học tiểu học trên địa bàn.

Nội dung và cách thúc thực hiện

Trước hết cần xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học cốt cán làm nòng cốt ở các trường tiểu học. Đội ngũ giáo viên cốt cán là những người có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, đóng vai trò nòng cốt về chuyên môn trong nhà trường và có khả năng bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn. Do vậy, để có được đội ngũ giáo viên cốt cần chúng ta cần thực hiện:

Đề ra tiêu chuẩn cho giáo viên cốt cán. Do ngành GD&ĐT quy định. Chẳng hạn:

Phương án 1: Giáo viên có trình độ đào tạo đại học sư phạm tiểu học, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có khả năng bồi dưỡng cho đồng nghiệp, có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm.

Phương án 2: Lấy tiêu chuẩn giáo viên tiểu học đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp tỉnh trở lên.

Lập kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Việc đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ từ ĐHSP trở lên hiện nay cần phải được quan tâm đúng mức.

Bổ sung đủ giáo viên cốt cấn cho các trường, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, lan toả tác dụng trong đơn vị trường học.

Công tác bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tự học và nghiên cứu khoa học. Căn cứ Luật Giáo dục thì trình độ chuẩn cho giáo viên tiểu học là tốt nghiệp Trung học sư phạm. Song nếu đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn rồi thì việc đào tạo để nâng cao trình độ cho giáo viên là việc rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành GD&ĐT. Phòng GD&ĐT huyện An Lão nên mạnh dạn phấn đấu chuẩn tối thiểu của giáo viên tiểu học là CĐSP 12+3 để tạo tiền đề cho giáo viên phấn đấu học tập.

Hình thức bồi dưỡng cần phải mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện tối đa để giáo viên vừa học, vừa làm, không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn,

không quá tốn kém về tiền bạc.

Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tiểu học tham gia học tập nâng cao trình độ chuẩn.

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại các nhà trường phải được làm tốt hơn. Qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên có điều kiện để phát huy năng lực học tập nhiều kinh nghiêm và từng bước nâng cao chất lượng dạy học.

Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ GDĐT ban hành, làm cho họ nhận thấy việc bồi dưỡng thường xuyên là yêu cầu, là nhu cầu thực sự của mỗi giáo viên.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên.

Hiện nay phần lớn giáo viên tiểu học đã có chứng chỉ tin học theo qui định của tiêu chuẩn hạng giáo viên, nhưng việc sử dụng máy vinh tính là rất hạn chế , do đó việc tổ chức bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Trước mắt ngành giáo dục tạo tổ chức nhiều lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giáo viên tiểu học tham gia học tập để cập nhật kiến thức và thực hành tin học. Tiến tới phòng GD&ĐT nên tổ chức sát hạch kiến thức tin học của đội ngũ GV tiểu học để giáo viên có ý thưc hơn trong việc bồi dưỡng kiến thức tin học.

Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, cũng là một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo tiêu chuẩn của hạng giáo viên tiểu học Theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Phòng GD&ĐT tích cực liên hệ với các trường mở các lớp nghiệp vụ QLGD tại địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL và khối trưởng, khối phó các khối chuyên môn tham gia học tập để nâng cao năng lực quản lý trường tiểu học. Mở các lớp dạy tiếng H’re cho giáo viên đang công tác tại

các trường tiểu học có học sinh DTTS biết nói, nghe, hiểu tiếng H’re nhằm góp phần thực hiện tốt việc dạy học cho học sinh DTTS.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiểu học để đảm bảo tiêu chuẩn đối với hạng giáo viên đang giữ và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ở hạng cao hơn để giáo viên tiểu học đủ điều kiện thi nâng hạng. Lưu ý khi vận dụng giải pháp

Các ngành, các cấp hữu quan cần chuẩn bị chu đáo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Nội dung chương trình bồi dưỡng phải thiết thực với thực tế giảng dạy của giáo viên tiểu học. Phương pháp lập huấn, bồi dưỡng phải tích cực hoá người học.

Thường xuyên giáo dục cho đội ngũ giáo viên thấy việc tự học thường xuyên của mỗi người là việc làm tất yếu của mỗi cá nhân nếu không muốn mình bị đào thải khỏi đội ngũ.

Trường Cao đăng Bình Định và trường Đại học Quy Nhơn, cần có hướng đầu tư cho khoa tiểu học để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên huyện An Lão nói riêng và cho giáo viên bậc tiểu học của tỉnh nói chung.

ƯBND tỉnh Bình Định nghiên cứu thực hiện một số chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học để khuyến khích họ trong công tác bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 74 - 77)