Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện An Lão,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện An Lão,

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo dục huyện An Lão, tỉnh Bình Định dục huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện An Lão, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hướng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn 115km về hướng Tây Bắc. Vị trí địa lý huyện An Lão nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, phía Bắc giáp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Hoài Ân, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định và huyện Kờ Bang, tỉnh Gia Lai. [18]

Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau:

Vùng thấp tương đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hưng. Đặc trưng địa hình có độ dốc nhỏ, thường dưới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão;

Vùng cao tương đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng dốc mòn lượn sóng, bên trong rãi rác các đồi thoải, độ cao tương đối trên 300 mét và có độ dốc nhỏ;

Vùng tương đối cao có độ chênh cao 500-700 mét, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trưng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có

đỉnh nhọn chạy theo hướng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang.[18]

An Lão là nơi ít nắng nhất trong tỉnh, nhưng cũng có được số giờ nắng rất phong phú: 2.200 - 2.300 giờ trong năm. Tổng lượng bức xạ năm khá cao (130-140 Kcal/cm2) và giữa các tháng chênh lệch nhau không nhiều, cán cân bức xạ dương và lớn (80-90 Kcal/cm2/năm) là cơ sở để có nhiệt cao và ít biến đổi trong năm. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao và địa hình, phần phía Tây của huyện có địa hình cao hơn nên nhiệt độ luôn thấp hơn phần Đông huyện và thung lũng sông An Lão, nhiệt độ trung bình năm 22-240C. An Lão là nơi có lượng mưa năm lớn nhất trong tỉnh, đạt bình quân 2.400-3.200 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm khoản 70%. Độ ẩm tương đối trung bình năm 80-90%, cao hơn mức trung bình của các huyện khác trong tỉnh.[18] Đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng do lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung vào tháng cuối năm và vùng núi nên thường xuyên xảy ra lũ quét và thường xuyên bị cách trở về giao thông nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học trong mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 39 - 40)