Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 54 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học

Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng đổi mới phương pháp của huyện An Lão được thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Bình Định và của Phòng GD&ĐT huyện. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là đổi mới nội dung, chương trình chuẩn bị cho việc thay sách giáo khoa được các

nhà trường chú trọng.

Trong thời gian qua, trình độ GVTH huyện An Lão được nâng lên rõ rệt. Qua thống kê đến tháng 6/2017, toàn huyện có 100% số GV đạt trình độ chuẩn và 97,1% số GV trên chuẩn, số GV đạt trên chuẩn ngày một tăng. Điều đó chứng tỏ công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH được thực hiện khá tốt. Trình độ và năng lực của đội ngũ GV đảm bảo để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới GDĐT trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá về công tác bồi dưỡng, kết quả khảo sát cho thấy 3 năm học qua, công tác bồi dưỡng ở huyện An Lão đã triển khai rất hiệu quả các nội dung về bồi dưỡng chuyên đề và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Hình thức tổ chức các đợt sinh hoạt liên trường đã có tác dụng đáng kể giúp cho GV nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm. Qua hình thức này, các GV giữa các trường khác nhau có cơ hội tiếp xúc, giao lưu học hỏi các sáng kiến, các phương pháp hoặc các kinh nghiệm của cá nhân với nhau trong các giờ dạy cụ thể. GV được thảo luận, thống nhất phương án giải quyết, thực hiện một nội dung chuyên môn hay một chuyên đề nào đó trong quá trình dạy học. Cũng ở hình thức này, qua các giờ dạy, GV được các đồng nghiệp góp ý về giờ dạy, thống nhất phương pháp và triển khai trong toàn huyện.

Đội ngũ GV đã xác định mục đích tự học, tự bồi dưỡng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Công tác bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm rất thiết thực đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Công tác này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị, bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ GD. Thông qua công tác bồi dưỡng, GV đã nắm được một cách có hệ thống các quan điểm của Bộ GD&ĐT về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình sách giáo khoa mới theo từng bộ môn, bồi dưỡng về phương pháp dạy

học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học mới.

Công tác bồi dưỡng tin học cũng được quan tâm, các lớp tập huấn được mở thường xuyên để giúp GV có điều kiện tiếp nhận công nghệ thông tin như: bồi dưỡng chương trình Tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm để phục vụ cho công tác tra cứu thông tin và soạn giáo án hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Phòng GD&ĐT thường xuyên cử GV đi bồi dưỡng tin học hàng tháng theo từng chuyên đề và nâng trình độ theo khung năng lực châu Âu với GV Ngoại ngữ do Sở GD&ĐT tổ chức. Đồng thời chỉ đạo triển khai giảng dạy môn Tin học trong các trường từ lớp 3 đến lớp 5.

Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện An Lão

Kết quả Chưa hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Nội dung % % % Chuyên đề 11,25 51,66 37,09 Nghiệp vụ SP 1,25 67,91 30,84 Ngoại ngữ 0,41 41,66 57,93 Tin học 9,16 55,83 35,01 Chính trị 3,33 65,83 30,84 ĐT nâng chuẩn 2,08 83,33 14,59

(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả)

Qua đây ta có thể thấy, công tác bồi dưỡng cho GVTH ở huyện An Lão được tiến hành tương đối tốt. Nội dung bồi dưỡng cũng như quy trình thực hiện đảm bảo tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, việc tự bồi dưỡng còn hạn chế và chính sách cho GV đi học còn chưa được quan tâm. Việc tổ chức quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng của Phòng

GD&ĐT, của BGH các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, kế hoạch đã cụ thể song còn hình thức, chưa tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu, nội dung bồi dưỡng chưa cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ của mỗi trường. Nhiều ý tưởng bồi dưỡng rất hay nhưng khâu tổ chức thực hiện làm chưa tốt dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao. Một bộ phận GV chưa xác định đầy đủ động cơ học tập, bồi dưỡng, chưa dành nhiều thời gian cho học tập.

Kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn với GV Tiếng Anh do Sở GD&ĐT chỉ đạo thiếu thống nhất và không hợp lý về thời gian. Thời gian bồi dưỡng vào trong năm học và kéo dài 3 tháng. Trong khi mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 GV Tiếng Anh đã gây khó khăn một số trường trong việc phải hợp đồng thêm GV để dạy thay cho các đồng chí GV đi học.

Phong trào chuyên môn của một số trường còn thiếu những GV vững vàng về chuyên môn, đặc biệt, phó hiệu trưởng của một số trường phụ trách chuyên môn nhưng còn yếu và thiếu năng lực.

Việc đào tạo trên chuẩn; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ khối trưởng chuyên môn chưa được chú trọng nên năng lực quản lý của họ còn hạn chế.

Công tác tự bồi dưỡng thường xuyên của GV còn hình thức nên hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)