Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 28 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học

1.4.3.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học

Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. [2]

Theo Từ điển Tiếng Việt: "Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn".[17]

Trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trước hết phải tiến hành quy hoạch đội ngũ giáo viên. Quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ. Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ hiện tại, dự đoán, nắm bắt những cơ hội, dự đoán xu thế phát triển để xác định quan điểm, phương pháp, mục tiêu phát triển đội ngũ. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển và chỉ rõ yêu cầu về phát triển đội ngũ.

Lập quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học cho từng giai đoạn là một công việc cần thiết trong công tác quản lý. Quá trình lập quy hoạch đội ngũ

giáo viên tiểu học một mặt cần phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, mặt khác, phải chuẩn bị tốt một đội ngũ giáo viên tiểu học kế cận để có một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cũng cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Bởi vì, việc sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nên kém hiệu quả, sẽ không khai thác được những thế mạnh vốn có, những khả năng tiềm ẩn của từng giáo viên tiểu học.

1.4.3.2. Công tác tuyển dụng giáo viên

Tuyển dụng giáo viên là việc bổ sung vào đội ngũ những giáo viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của tổ chức. Công tác tuyển dụng giáo viên phải căn cứ trên nhu cầu thực tế về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đơn vị.

Quy trình thực hiện tuyển dụng phải đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng, xây dựng quy chế và thông báo rộng rãi, công khai về số lượng, điều kiện tuyển dụng, về hồ sơ, thời gian nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển dụng. Phương thức tuyển dụng có thể là xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.

Thực tế hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên tiểu học mới chủ yếu do các cấp quản lý từ phòng GD&ĐT trở lên thực hiện, về phía các đơn vị trường tiểu học chỉ có thể nhận biên chế và phân công nhiệm vụ trong đơn vị mình.

1.4.3.3. Bố trí, sử dụng giáo viên

Bên cạnh công tác tuyển dụng, mỗi đơn vị cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Nếu sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ giáo viên trở nên kém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, khả năng tiềm ẩn của từng người. Đặc thù của giáo viên

tiểu học là phải dạy nhiều môn học, trong khi không phải giáo viên tiểu học nào cũng có năng lực đó. Vì vậy, khi phân công lao động cần chú ý để phát huy được sở trường của họ. Có như vậy mới phát huy tốt nhất năng lực vốn có của họ, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Sử dụng đội ngũ giáo viên bao gồm các hoạt động: Bố trí, phân công, phân nhiệm hợp lý, đúng năng lực, đúng sở trường, đúng trình độ và lĩnh vực được đào tạo để mỗi giáo viên phát huy năng lực, tạo tâm lý tốt đẹp để giáo viên thấy được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, từ đó phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công của ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác lựa chọn, bồi dưỡng và chuẩn bị đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên đầu đàn cho mỗi nhà trường và toàn ngành; Giải quyết thỏa đáng chế độ chính sách đối với giáo viên, động viên khuyến khích nhà giáo thật sự có tâm huyết, có ý thức trách nhiệm và cống hiến được nhiều công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục.

Phát triển đội ngũ GVTH, luân chuyển giáo viên là việc làm cần thiết để đảm bảo công bằng cho giáo viên công tác tại vùng khó khăn, đảm bảo về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được thay đổi môi trường làm việc mới.

Cần quy định rõ độ tuổi phải luân chuyển, những đối tượng phải luân chuyển, số năm công tác tại những vùng thuận lợi, hoặc vùng khó khăn phải luân chuyển.

1.4.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi giáo viên, đồng thời cũng phải sàng lọc những giáo viên yếu kém, thiếu sự cố gắng rèn luyện, tu dưỡng, học tập để từ đó bố trí sang công việc khác phù hợp hơn.

Sư phạm (9+3 và 12+2). Trên trình độ chuẩn: Cao đẳng Sư phạm tiểu học; Đại học Sư phạm tiểu học.

Về loại hình đào tạo: Đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho giáo viên: Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội củng cố, mở rộng hoặc nâng cao một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức tin học, trình độ sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên gồm những loại hình sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa: áp dụng cho những đối tượng chưa đạt chuẩn theo quy định; Bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ: áp dụng cho toàn thể đội ngũ giáo viên, kết hợp bổ túc các kiến thức mới chuyên sâu với bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới; Bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục (nhà trường, tổ khối).

Bên cạnh đó, trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho mỗi giáo viên có thời gian phù hợp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ; Khuyến khích và có chế độ ưu đãi trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng là chính. Việc tự bồi dưỡng giáo viên có một tầm quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, vậy nên tự bồi dưỡng cần phải được tiến hành thường xuyên, chu đáo, tỉ mỉ, có hiệu quả.

Bồi dưỡng tiếng DTTS (H’re) cho giáo viên công tác tại các trường tiểu học có học sinh DTTS, giáo viên biết nghe, nói thông thạo tiếng H’re để vận dụng trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

Do đặc thù ngành giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục, đòi hỏi các cấp quản lý đặc biệt quan tâm. Đối với đội ngũ giáo viên, các kiến thức, phương pháp dạy học luôn thay đổi, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học

Nhìn chung, bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành hệ thống một chiều, một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện.

Có thể nói, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên là một khâu vô cùng quan trọng, là phương pháp để xếp loại, phân loại đội ngũ giáo viên trong từng năm học. Qua đó khẳng định được hiệu quả của việc quản lý, nhưng đồng thời qua đây rút kinh nghiệm, có điều chỉnh quá trình quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn nữa của công tác quản lý.

Mặt khác, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên có cơ hội để nhìn lại mình, thấy được ưu, khuyết điểm, từ đó có hướng phát huy và phấn đấu. Dự giờ không chỉ để đánh giá giáo viên mà còn là một hoạt động để hỗ trợ giáo viên về chuyên môn rất hiệu quả. Sau mỗi tiết dự giờ, giáo viên được góp ý giờ giảng một cách nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ nhằm trao đổi kinh nghiệm cho nhau, học hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến, ứng dụng các phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng của đội ngũ thầy cô giáo một cách hiệu quả và thiết thực.

Yêu cầu về kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên: đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ. Tránh tạo sự căng thẳng hay gây

áp lực cho cả phía các nhà quản lý và giáo viên.

Kiểm tra, đánh giá ĐNGV dựa vào các hình thức sau:

Tự đánh giá: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành, của nhà trường, GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá các mặt hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Đây là vấn đề quan trọng và là nguồn thông tin có giá trị cho tổ chức, vì thực tế không ai hiểu GV bằng chính họ; người GV thông qua hoạt động tự đánh giá nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình và từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế, bổ sung, hoàn thiện bản thân.

Đánh giá GV thông qua HS: Căn cứ vào ý kiến nhận xét đánh giá của HS về GV, căn cứ kết quả học tập của HS các lớp mà GV giảng dạy. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này phải thực sự khéo léo và tế nhị, có biện pháp hình thức thích hợp ta sẽ có thông tin phản hồi hết sức giá trị về từng GV. Ngược lại, nếu thực hiện không tốt sẽ đem lại kết quả tiêu cực cho GV được đánh giá.

Đánh giá GV thông qua đồng nghiệp cùng chuyên môn, tổ bộ môn. Trong một bộ môn, tổ chuyên môn, từ tổ trưởng đến các GV là những người gắn bó và gần gũi nhau nhiều nhất, họ hiểu nhau khá toàn diện từ năng lực chuyên môn, kỹ năng phương pháp, đến mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với người học, phẩm chất đạo đức, lối sống,…Vì vậy, nhận xét đánh giá của GV trong cùng bộ môn là nguồn thông tin quan trọng qua đó biết được những điểm mạnh, điểm yếu và khả năng phát triển của từng GV trong các mặt hoạt

Đánh giá GV từ lãnh đạo nhà trường: Đây là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người GV về trước mắt và lâu dài. Nếu xử lý không tốt và thiếu khách quan, công bằng sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với cá nhân cần phải

chính xác dựa trên việc thu thập nhiều thông tin từ nhiều nguồn, nhiều mặt để có sự phân tích, tổng hợp, đánh giá chính xác, khách quan, để người GV tiếp nhận đánh giá của lãnh đạo một cách vui vẻ, cầu tiến và có hướng khắc phục khuyết điểm của mình.

1.4.3.6. Chế độ chính sách và tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Tạo được môi trường làm việc tốt cũng như có được những chính sách phù hợp với nhà giáo, đó chính là những yếu tố tích cực, có tác động không nhỏ đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và hiệu quả giáo dục tiểu học. Trong công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên cần phải xây dựng được những chính sách sau:

Xây dựng, đổi mới, bổ sung chế độ, chính sách như lương bổng, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp khu vực, chính sách thu hút, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng để tạo động lực thực sự cho giáo viên.

Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo là một trong bảy nhiệm vụ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 15/06/2004 đã nêu: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đãi ngộ cũng như các điểu kiện đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ đó nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo toàn tâm toàn ý

Môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên quan trọng nhất là xây dựng được một bầu không khí dân chủ, cởi mở và đoàn kết, tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên.

Việc tạo ra môi trường thuận lợi, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích GV gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong công tác, từ đó không ngừng nâng cao

chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ĐNGV là một trong những công việc quan trọng đối với nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện an lão, tỉnh bình định đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (Trang 28 - 35)