Những nghiên cứu về thị trường nhà đất trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài

1.3.2. Những nghiên cứu về thị trường nhà đất trong nước

Thị trường nhà đất là một bộ phận quan trọng của thị trường BĐS. Đối với Việt Nam thị trường BĐS có những nét đặc thù riêng biệt do điều kiện sở hữu toàn dân về đất đai và chính sách quản lý của nhà nước. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thị trường BĐS được tiến hành khá nhiều. Có thể nêu ra đây một số công trình tiêu biểu:

Hoàng Văn Cường (chủ biên - 2006), Thị trường BĐS [9]. Với một chủ đề đã được nhiều cuốn sách trước đó đề cập, nhóm tác giả đã xây dựng nội dung theo hướng tiếp cận đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành, các yếu tố cấu thành của thị trường BĐS. Bên cạnh đó, các chủ trương và chính sách phát triển thị trường BĐS tại Việt Nam cũng được phân tích trên quan điểm đánh giá vai trò phát triển của thị trường với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường BĐS Việt Nam kết hợp với khảo sát kinh nghiệm quốc tế, các tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp phát triển thị trường BĐS trong đó nhấn mạnh tới việc phát triển thị trường nhà ở, thị trường QSDĐ đi kèm với các chính sách như tài chính, thuế v.v...

Đinh Văn Ân (chủ biên - 2011), Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam [10]. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu chỉ ra đặc điểm, vai trò của thị trường BĐS trong phát triển kinh tế và vai trò nhà nước trong chính sách phát triển thị trường BĐS ở nước ta; Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển thị trường BĐS ở các nước phát triển và kinh nghiệm từ một số nước, vùng lãnh thổ công nghiệp mới và đang phát triển như: Đức, Nhật Bản, Séc, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. Cũng theo quan điểm của nhóm tác giả, thị trường BĐS là một bộ phận quan trọng trong nền KTTT. Ở nước ta, thị trường BĐS Việt Nam là một bộ phận của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những đặc trưng riêng của Việt Nam. Bên cạnh đó thị

trường BĐS Việt Nam lại được hình thành chính thức sau thị trường các yếu tố khác. Vì vậy hệ thống chính sách phát triển thị trường BĐS Việt Nam cũng có những đặc thù riêng. Về triển vọng lâu dài, thị trường BĐS Việt Nam sẽ còn phát triển và hoàn thiện của các thể chế thị trường. Cuối cùng, cuốn sách đưa ra những quan điểm, định hướng và những giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển thị trường BĐS Việt Nam đến năm 2020.

Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất đai và BĐS đô thị [11].. Theo quan điểm của hai tác giả, quản lý đất đai và BĐS đô thị là một chủ trương lớn và có tầm chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bởi trước hết, đất đai là tài nguyên quý giá, nên phát triển đất đai và kinh doanh BĐS đô thị là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội đối với mỗi quốc gia. Tăng cường quản lý đất đai và BĐS đô thị không những là cơ sở hình thành một nền kinh tế quan trọng, tạo việc làm, tạo lập môi trường sống cho dân cư, xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân đô thị. Đồng thời, còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật

Các cuốn sách: Đầu tư kinh doanh BĐS của PGS.TS Phan Thị Cúc, PGS.TS Nguyễn Văn Xa (2009), NXB Đại học quốc gia TP HCM và Pháp luật Kinh doanh bất động sản của TS.Trần Quang Huy, TS Nguyễn Quang Tuyến đồng chủ biên (2009) là những công trình khắc họa khá rõ nét về các hoạt động kinh doanh BĐS như: Phân tích rõ về quản lý thực hiện dự án đầu tư kinh doanh BĐS; pháp luật về kinh doanh nhà, công trình xây dựng, kinh doanh quyền sử dụng đất và kinh doanh dịch vụ BĐS; hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BĐS; nghiên cứu pháp luật và chính sách kinh doanh BĐS ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung tất cả các công trình khoa học trên đã mang đến cho tác giả một cái nhìn khá toàn diện về thị trường BĐS, về kinh doanh BĐS, bởi các công trình này chứa đựng một lượng thông tin lớn, đa dạng với nhiều góc độ khác nhau của thị trường BĐS và kinh doanh BĐS, đặc biệt đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của quá trình xây dựng, phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, thực trạng pháp luật về thị trường BĐS.

Ngoài ra, một số báo cáo như báo cáo thống kê đất đai hàng năm, báo cáo tình hình quản lý đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đồng Hới đã cung cấp những số liệu, làm cơ sở cho những phân tích thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố Đồng Hới.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)