3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài
3.4.3. Cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Rà soát, đánh giá thực trạng thủ tục hành chính để kiến nghị loại bỏ những thủ tục không cần thiết, hệ thống hóa, hợp lý hóa trình tự giải quyết công việc trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân, các tổ chức, cá nhân và trong nội bộ các cơ quan, đơn vị. Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, rà soát, hoàn thiện các thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa điện tử của thành phố”.
Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Tăng cường năng lực và hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước về thị trường nhà và đất ở theo hướng kết hợp với chủ trương cải cách hành chính, ưu tiên cho công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, vận hành của cán bộ công chức nhà nước
cũng như đối với nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhà và đất ở.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về pháp luật kinh doanh bất động sản.
3.4.4. Tăng cường chất lượng nguồn cung các loại nhà cho thuê, nhà đất xã hội, nhà đất giá rẻ.
Tăng cường nguồn cung nhà đất xã hội theo hướng tăng cường cả số lượng và chất lượng
Căn cứ trên thực tế về nhu cầu gia tăng của nhà đất xã hội tại tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng cho thấy, mặc dù Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã ban hành các chương trình hành động song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh xuất phát từ những tư tưởng đã nêu ra trong các công trình nghiên cứu về vấn đề nhà đất xã hội cho người thu nhập trung bình và thấp thì cần thực hiện những biện pháp sau đây:
Thứ nhất, tạo ra loại hàng hoá nhà đất xã hội có giá trị thị trường thấp. Giá trị
thị trường thấp ở đây được hiểu là giá trị kết tinh từ lao động hao phí thấp. Giá trị thị trường của nhà đất xã hội phải thấp hơn so với các hàng hoá tương ứng trên thị trường để đáp ứng được nhu cầu và năng lực tài chính của người có thu nhập thấp. Để đảm bảo việc hướng tới một giá trị thị trường thấp thì cần tập trung vào các tiêu chí quan trọng sau: 1) Thiết kế và kiến trúc phải theo hướng tiết kiệm và tận dụng tối đa các khoảng không gian. Đồng thời với đó với đảm bảo các không gian sinh hoạt tối thiểu cùng với việc đáp ứng đầy đủ các dịch vụ tiện ích đi kèm. Giảm chi phí tạo lập mặt bằng như tiền sử dụng đất, tiền xây dựng các công trình hạ tầng công cộng; 2) Quy
hoạch các khu nhà đất xã hội tại các khu vực xa trung tâm có diện tích rộng rãi và tiện lợi sử dụng các phương tiện công cộng. Việc này sẽ giảm thiểu chi phí giải phóng mặt bằng đồng thời tạo ra một cảnh quan thân thiện với môi trường. Cùng với đó các chi phí sinh hoạt sẽ phù hợp với đặc điểm và điều kiện của người có thu nhập thấp; và 3) Các dịch vụ công cộng cho khu vực nhà đất xã hội phải được chính cộng đồng dân cư quyết định. Việc này sẽ giúp cho người dân tiết kiệm được chi phí sinh hoạt.
Thứ hai, tạo lập cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung ứng nhà đất xã
hội trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Với đặc thù loại hàng hoá có giá cả phù hợp với người có thu nhập thấp, nhà đất xã hội cần có những nhà cung cấp đặc thù với năng lực tốt để tạo lập thị trường này. Tuy nhiên, trong bối cảnh TTNĐ đang khủng hoảng thừa nguồn cung, rất nhiều các doanh nghiệp đã coi TTNĐ xã hội là nơi có thể khơi thông dòng chảy của TTNĐ. Do vậy, thành phố Đồng Hới cần tạo lập một cơ chế cạnh tranh phù hợp và bình đẳng để tất cả các nhà cung ứng có thể tham gia và hình thành một mặt bằng giá vừa đảm bảo lợi cho các người thu nhập thấp vừa góp phần cho các doanh nghiệp có thể bán được hàng và có lợi nhuận.