3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài
3.1.3. Thực trạng phát triển KT-XH
Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của thành phố có những bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực KT-XH tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người hàng năm tiếp tục được cải thiện (năm sau luôn cao hơn năm trước).
Ngành nông, lâm, thủy sản phát triển nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân hàng năm 4,40%. Diện tích đất canh tác đạt giá trị
trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 49% năm 2010 lên 52% năm 2015. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và trồng rừng được chú trọng. Hiện nay diện tích đất rừng do thành phố quản lý là 3.811,10 ha chủ yếu là rừng phòng hộ trên địa bàn 7 xã, phường, trong đó có 2.700,00 ha được đưa vào phương án bảo vệ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,90%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 43,30%. Ngành thủy sản từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Sản lượng đánh bắt tăng bình quân hằng năm 7,20%. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, năng suất tăng, đối tượng nuôi đa dạng, các mô hình nuôi thuỷ sản giá trị kinh tế cao được nhân rộng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm tăng 0,48%. Giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm tăng 5,10%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 12,80%, chủ yếu ở các ngành có lợi thế như sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ kim loại, chế biến thủy sản, chế biên lâm sản, dịch vụ cơ khí....Số cơ sở sản xuất tăng nhanh, thành phố hiện có 2.916 cơ sở, tăng 387 cơ sở so với năm 2010, giải quyết việc làm cho 11.525 lao động.
Dịch vụ thương mại, du lịch được ưu tiên đầu tư phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh, hiện có 10.248 cơ sở, tăng 1.638 cơ sở so với năm 2010, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 3,90%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân hàng năm 17,50%, tăng 2,20 lần so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu đạt 120 triệu USD, tăng 9,00% so với năm 2010. Dịch vụ du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Lượng khách du lịch đến Đồng Hới tăng bình quân hàng năm là 19,30%, tăng 2 lần so với năm 2010.
Các dịch vụ khác: các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí,... ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Vận tải hàng hóa, hành khách chất lượng được nâng cao, đáp ứng hầu hết nhu cầu đi lại của nhân dân. Dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp như cơ khí sửa chữa, đào tạo nghề được chú trọng, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. [27]