Xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường nhà và đất ở tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 100 - 101)

3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài

3.4. xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường nhà và đất ở tại thành phố

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.4.1.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực, các tổ chức sử dụng đất; đảm bảo quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch phát triển KT-XH. Quy hoạch phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi có quy hoạch sử dụng đất, UBND thành phố quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất. Kiểm tra và đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất.

Tiếp tục rà soát, lập danh sách các dự án đã được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất nhưng các đơn vị được giao, được cho thuê đất không triển khai theo quy định, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, lãng phí..., đề xuất UBND thành phố xử lý theo quy định. Đề xuất UBND thành phố cho khai thác có thời hạn các lô đất có diện tích lớn mà chủ đầu tư chưa đầu tư dự án theo quy hoạch, cho phép xây dựng các công trình có khả năng khai thác trước mắt nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cảnh quan đô thị và vệ sinh môi trường.

Đề xuất với thành phố và phối hợp có hiệu quả với các ban, ngành của thành phố triển khai nhanh các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển nhà ở, dự án nhà ở TĐC đáp ứng nhu cầu về đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án, phục vụ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp.

Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chỉnh trang đô thị, cần quy hoạch cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để thu hồi đất, tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này, hỗ trợ người có đất bị thu hồi và tăng thu NSNN; đồng thời ưu tiên cho người bị thu hồi đất ở được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, ngoài những giải pháp đã nêu ở trên các cơ quan quản lý nhà đất tại thành phố Đồng Hới cũng như tỉnh Quảng Bình cũng cần nghiên cứu kéo dài kỳ quy hoạch để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động đầu tư xây dựng nhà đất. Đồng thời, các phương án quy hoạch cũng phải có tính mở. Điều này được thể hiện ở việc khi có sự thay đổi trong các dự báo phát triển kinh tế xã hội thì các phương

án quy hoạch cũng cần phải có cơ chế tự điều chỉnh linh hoạt theo. Ví dụ, khi quy hoạch nhà đất ban đầu tại một khu vực nào đó quy định tỷ lệ dành cho nhà ở, đất cho các công trình công cộng, trung tâm thương mại v.v. Trong giai đoạn đầu của dự án, quy hoạch như vậy là phù hợp. Tuy nhiên, do các điều kiện kinh tế xã hội thay đổi khiến cho lưu lượng người qua lại trong khu vực tăng lên một cách bất thường. Điều này sẽ dẫn tới việc nhu cầu xây dựng các trung tâm thương mại tăng lên trong khi nhu cầu ở của người dân sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này hoạt động quy hoạch cần linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng thị trường nhà và đất ở tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)