3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.
a. Số liệu thứ cấp
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, các ngành sản xuất… các số liệu được thu thập từ Trung tâm quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh; Trung tâm đấu giá thuộc Sở Tư pháp tỉnh; Chi cục Thống kê thành phố Đồng Hới, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng, ban khác thuộc thành phố Đồng Hới. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
b. Số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Số liệu này có được từ việc áp dụng điều tra, phỏng vấn người sử dụng đất, các hộ dân được lựa chọn trong vùng nghiên cứu qua việc sử dụng bảng câu hỏi để điều tra, khảo sát. Việc điều tra chủ yếu để thu thập, xác định các thông tin mang tính chất định tính qua các ý kiến, nhận định của người dân về các vấn đề cần làm rõ về thị trường nhà và đất ở.
Tổng số phiếu điều tra: 90 phiếu. Trong đó nhóm I điều tra được 39 phiếu; nhóm II điều tra 26 phiếu; nhóm III điều tra 25 phiếu.
c. Quan sát thực tế: Qua khảo sát thực tế để kiểm chứng lại tính xác thực của