3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài
3.1.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
3.1.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê đến năm 2015, dân số trung bình toàn thành phố là 116.903 người, chiếm trên 13,35% dân số cả tỉnh. Trong đó, dân số thành thị có 79.218 người (chiếm 67,76%), dân số trong độ tuổi lao động có 79.260 người (chiếm 67,80%) và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,38‰. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã; mật độ bình quân là 750 người/km2. Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Đồng Mỹ 5.249 người/km2; Nam Lý 3.535 người/km2, Hải Đình 2.692 người/km2; thấp nhất là xã Thuận Đức 92 người/km2 và xã Nghĩa Ninh 306 người/km2.
Bảng 3.1. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ sinh (%o) 17,41 17,27 16,86 16,34 15,89 Tỷ lệ chết (%o) 5,38 6,06 5,63 5,38 5,52
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o) 12,03 11,21 11,23 10,96 10,38
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2015)
Những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp ngành chú trọng, mức giảm sinh hàng năm (bình quân 0,5‰) được duy trì. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá trình mở mang, phát triển đô thị và các KDC mới. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành, mở rộng về phía Tây thành phố các khu công nghiệp, các khu du lịch, KDC trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.
3.1.2.2 Lao động và việc làm
Bằng các giải pháp đồng bộ, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp với các chương trình, dự án để tạo việc làm cho người lao động, đưa 1.743 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bình quân giải quyết việc làm cho 7.100 lao động/năm, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân. Năm 2015, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 62.447 người, trong đó ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 13,02%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27,69%; thương mại - dịch vụ chiếm 34,06% và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, đảng, đoàn thể, giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng chiếm 25,23%.
Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của thành phố đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương của tỉnh và của thành phố. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,40% so với tổng số lao động trên địa bàn, công tác đào tạo lại lao động cũng được chính quyền thành phố rất chú trọng.
3.1.2.3 Thu nhập và mức sống
Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế, trong 5 năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 2.000 USD/người/năm. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, phường đã được thu hẹp. Công tác giảm nghèo được thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình phát triển KT-XH. Thành phố đã tích cực đầu tư hỗ trợ nông dân, xây nhà đại đoàn kết, trợ giúp người nghèo, hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm từ 2,61% năm 2010 xuống còn 1,00% năm 2015. Cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo trên địa bàn.