Vị trí, vai trò và chức năng của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)

giai đoạn xét xử vụ án hình sự; Mối quan hệ giữa VKSND với Tòa án, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

1.3.1. Vị trí, vai trò và chức năng của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước nước

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức VKSND và ngày này cũng chính là ngày thành lập ngành của VKSND. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, VKSND nước ta là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra, thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp và là một thiết chế đặc thù trong tổ chức bộ máy nhà nước XHCN, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và do Viện trưởng VKSND tối cao lãnh đạo. Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội.

VKSND là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước ta, tổ chức và hoạt động của nó cũng được chi phối bởi các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chung của bộ máy nhà nước đồng thời cũng theo đặc thù riêng – tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào nhằm bảo đảm cho hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN. VKSND luôn có vị trí độc lập, vai trò và thẩm quyền to

lớn trong bộ máy nhà nước, mục đích chung của cơ quan VKS là bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật, xử lý nghiêm tội phạm và người phạm tội, bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đồng thời đảm bảo cho pháp luật được chấp hành và thống nhất. Quan hệ của VKS với các cơ quan nhà nước khác là quan hệ ngang hàng về Hiến pháp và pháp luật. VKS có quan hệ vị trí trên dưới với các cơ quan quyền lực, tức là cơ quan quyền lực lập ra và giám sát VKS, cũng có thể nói là địa vị có tính hợp pháp của VKS là cơ quan quyền lực trao cho, đồng thời phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với cơ quan quyền lực.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì chức năng của VKSND được quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là chức năng hiến định, đặc trưng cơ bản của VKS. Nó được BLTTHS năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ của VKS trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự.

Nói tới hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong TTHS đều dựa trên các căn cứ pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật như các đạo luật, các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị của các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, KSXX vụ án hình sự còn phải dựa trên các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Viện trưởng VKSND tối cao như các quyết định, thông tư, chỉ thị, quy chế của Viện trưởng ban hành. Các căn cứ pháp lý nêu trên là cơ sở để chúng ta đánh giá, bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các chủ thể bị kiểm sát cũng như bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp ngay chính các hoạt động của VKS.

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong TTHS nói chung và trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nói riêng phụ thuộc vào vị trí, vai trò và chức năng của VKS trong bộ máy nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Do đó, khi xây dựng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự cần căn cứ vào chức năng của VKS được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức VKSND năm 2014.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)