Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2017.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)

phiên tòa kết thúc và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà VKS không kịp thời phát hiện để kháng nghị, vì thế khi bị cáo có kháng cáo về sự việc trên thì Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét và đưa ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Bên cạnh đó, có rất nhiều hạn chế trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án đặc biệt là kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ hoặc không cần thiết nhưng VKS không phát hiện ra hoặc không có yêu cầu Tòa án xem xét lại.

Ví dụ như vụ án Lương Thị Bình43 phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ngày 24/8/2018, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là không cần thiết đối với bị cáo vì bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, xác định được lai lịch, bị cáo còn đang bị bệnh cần phải điều trị thường xuyên nên chỉ cần áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị cáo là cần thiết nhưng VKS không có yêu cầu Tòa án thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp còn có tình trạng vi phạm quy định về thành phần của Hội đồng xét xử; vi phạm về thời hạn giao bản án, về thông báo có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án tuy nhiên phía VKS lại không có kiến nghị kịp thời đối với Tòa án.

Ví dụ như vụ án Đặng Hồng Thái44 phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra ngày 25/01/2019 tại số nhà 34, ngõ 417, đường đê Tiền Giang, phường Lê Lợi, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, sau khi tuyên án 12 ngày Tòa án mới giao bản án cho bị cáo, tuy nhiên VKS lại không có kiến nghị kịp thời đối với Tòa án khi kiểm sát việc giao nhận, bản án dẫn đến vi phạm về thời hạn giao bản án của Tòa án. Bên cạnh đó còn có nhiều vướng mắc, khó khăn trong nhận thức và vận dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nhưng chậm được tổng kết, hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ.

Thứ ba, tỷ lệ kháng nghị của VKS so với vụ án Tòa án xử khác quan điểm thấp; vẫn còn tình trạng VKS cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị của cấp sơ thẩm dẫn đến nhiều trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, kháng nghị của VKS đôi khi vẫn bị Tòa án không chấp nhận kháng nghị dẫn đến việc hủy án để điều tra lại, xét xử lại, cụ thể:

43

Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)