Bảo đảm sự công bằng trong xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37)

14 Khoản 2 Điề u2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 20.

1.4.3. Bảo đảm sự công bằng trong xét xử vụ án hình sự

Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của các cơ quan tư pháp nói chung và việc xét xử nói riêng đó là phải đảm bảo tính công bằng của pháp luật, việc xét xử của Tòa án là nơi mà sự công bằng luôn được quan tâm đặc biệt.

Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền được xét xử công bằng đầu tiên được đề cập trong các Điều 10 và Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR). Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 (UDHR) quy định: “Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ”15. Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 (UDHR) quy định bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể, theo đó: “Mọi người bị cáo buộc về hình sự đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai, nơi người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình. Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất kỳ hành động hoặc sự không hành động nào mà không cấu thành một phạm tội hình sự, theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế, vào thời điểm thực hiện. Cũng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quy định vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện”16.

Các quy định trên sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 11, 11 và 15 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR).

Điều 9 BLTTHS năm 2015 cũng quy định về việc bảo đảm quyền bình đảng trước pháp luật: “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”17.

Như vậy hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng trong xét xử vụ án hình sự cũng là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của VKS khi thực hiện công tác KSXX vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho việc xét xử tuân theo những quy định của pháp luật, đảm bảo cho việc xét xử được công

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)