- Năm 2016, toàn Ngành để xảy ra 10 trường hợp truy tố nhưng Tòa án sơ thẩm xét xử tuyên không phạm tội, giảm 17 bị cáo (62,96%), VKS kháng nghị phúc thẩm đối với 10 bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 07 bị cáo (kết quả tuyên: y án sơ thẩm đối với 03 bị cáo; hủy án để điều tra, xét xử lại 03 bị cáo; tuyên có tội 01 bị cáo), còn lại 03 bị cáo chưa xét xử; có 02 bị cáo Tòa án phúc thẩm xét xử tuyên không phạm tội (do thay đổi chính sách hình sự của Nhà nước)45;
- Năm 2017, Tòa cấp sơ thẩm xét xử tuyên 09 bị cáo không phạm tội, giảm 01 bị cáo (10%), trong đó 06 bị cáo là do thay đổi về chính sách pháp luật, đối với 03 bị cáo còn lại, VKS đã kháng nghị phúc thẩm theo hướng có tội đối với 02 bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử tuyên hủy án để xét xử lại. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử tuyên 24 bị cáo không phạm tội, tăng 23 bị cáo, tuy nhiên trong đó 23 bị cáo là do thay đổi về chính sách pháp luật46;
- Năm 2018, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên 08 bị cáo không phạm tội, giảm 01 bị cáo, VKS đã kháng nghị phúc thẩm theo hướng có tội đối với 08 bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 05 bị cáo, trong đó hủy án sơ thẩm để điều tra lại 01 bị cáo, tuyên hủy án để xét xử lại 02 bị cáo và y án sơ thẩm tuyên không phạm tội 02 bị cáo47;
- Năm 2019, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên 04 bị cáo không phạm tội, VKS đã kháng nghị phúc thẩm theo hướng có tội với 04 bị cáo, đã xét xử phúc thẩm tuyên hủy án để điều tra lại đối với 02 bị cáo, còn đang giải quyết 02 bị cáo48;
- Năm 2020, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã xét xử và tuyên hủy án sơ thẩm 07 bị cáo không phạm tội do thay đổi chính sách pháp luật. Cụ thể đã áp dụng theo điểm e khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14, ngày 26/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của BLTTHS 101/2015/QH1349.
Chất lượng công tác KSXX vụ án hình sự còn hạn chế. Không ít vi phạm pháp luật chưa được VKS phát hiện để kháng nghị mà do đương sự kháng cáo mới phát hiện được. Nhiều trường hợp VKS kháng nghị chưa có đủ căn cứ nên bị Tòa án bác kháng nghị. Một số vụ án hình sự phức tạp, kéo dài, chưa được giải quyết
45 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2016.
46 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017.
47 Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018.
48
Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019.
dứt điểm, giải quyết còn sai sót gây bức xúc trong xã hội, trong đó có một phần trách nhiệm của VKS. Hoạt động KSXX vụ án hình sự nói chung và công tác kháng nghị nói riêng của VKS đôi khi chưa được quan tâm đúng mức. Có trường hợp cán bộ, Kiểm sát viên chưa nắm vững Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, không nắm vững quy chế nghiệp vụ của ngành cũng như các văn bản pháp luật có liên quan; thiếu sắc bén tinh thông nghiệp vụ nên khi tiến hành kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án không phát hiện vi phạm để kháng nghị.
Đối với một số trường hợp phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm để kháng nghị thì việc viết văn bản kháng nghị còn chung chung về vấn đề vi phạm, một số trường hợp còn thiếu điều luật áp dụng, đề xuất kháng nghị chưa có căn cứ, thiếu chính xác… nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Điển hình như vụ án Nguyễn Đức Việt50 phạm tội trộm cắp tài sản tại số nhà 03, đường bờ đê Tân Thành, phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang. Khi Tòa án tuyên mức án đối với bị cáo Việt là 30 tháng tù giam nhưng trong bản án thì mức án lại cao hơn là 35 tháng tù giam, nhưng do VKS không kiểm sát bản án ngay sau khi phiên tòa kết thúc nên không kịp thời phát hiện sai phạm để kháng nghị bản án theo đúng quy định pháp luật.
Thứ tư, hạn chế trong kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại Tòa án. Việc kiểm sát đối với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng chưa được chú ý đúng mức ngay từ khi Tòa án ra các quyết định tố tụng cho nên không ít các phiên tòa phải hoãn lại để khắc phục, hoặc một số vụ bị cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại. Trong đó, các vi phạm thường gặp như vắng mặt người bào chữa do họ không nhận được giấy báo phiên tòa, người làm chứng vắng mặt hoặc người đại diện hợp pháp cho bị cáo là người dưới 18 tuổi không có mặt tại phiên tòa.
Ví dụ như vụ Nguyễn Văn Đạt51 phạm tội Cố ý gây thương tích xảy ra tại số 136, đường Đào Sư Tích, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ngày 29/04/2018. Tại phiên tòa vắng mặt của người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Đạt là người dưới 18 tuổi do không nhận được giấy báo của phiên tòa vì thế đã vắng mặt nên buộc phiên tòa xét xử vụ án phải hoãn lại để khắc phục vi phạm trong việc gửi văn bản tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm. Đó cũng là trách nhiệm của VKS khi kiểm sát việc gửi văn bản tố tụng của Tòa án còn thiếu sót.
50
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh đó, ở một số địa phương còn những hạn chế trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án khi áp dụng một số thủ tục đặc biệt đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, tội phạm có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì trong việc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, bảo đảm sự có mặt của gia đình, nhà trường và xã hội khi xét xử còn để xảy ra vi phạm.
Thứ năm, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị trong công tác KSXX các vụ án hình sự còn chưa chặt chẽ, sát sao. Sự phối hợp giữa các cấp kiểm sát, các bộ phận trong công tác KSXX vụ án hình sự đôi khi còn thiếu chặt chẽ, thiếu tính liên kết và chưa thực sự thường xuyên. Ủy ban kiểm sát ở một số VKSND cấp tỉnh chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng, còn có biểu hiện “lệ thuộc” vào ý kiến của Viện trưởng VKSND.
Một số nơi, hoạt động của VKS còn bị chi phối bởi sự tác động của các cấp chính quyền, chưa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào ở địa phương. Điển hình như vụ Hoàng Văn Vấn52 phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xảy ra tại ngã ba giao nhau đường Xương Giang – đường Giáp Hải, địa phận phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Do bị hại là người nhà của một cán bộ đang làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang nên Tòa án và VKS thành phố Bắc Giang khi tham gia xét xử vẫn chịu sự tác động, chi phối của người nhà bị hại, chưa độc lập trong công tác xét xử vụ án hình sự.
Thứ sáu, tại phiên tòa, Kiểm sát viên vừa thực hiện chức năng thực hành quyền công tố vừa KSXX nên chức năng KSXX khá mờ nhạt, đối với vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo thì một đến hai Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không thể vừa kiểm sát vừa thực hành quyền công tố tốt được. Bên cạnh đó, việc thay đổi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và KSXX tại phiên tòa đối với trường hợp Kiểm sát viên được điều động công tác, bị ốm đau… mà không thể tham gia phiên tòa được thì chưa được quy định nên trong thực tiễn việc thực hiện thay đổi Kiểm sát viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa như thế nào theo đúng quy định của pháp luật TTHS, mẫu tố tụng nào được áp dụng để thực hiện việc thay đổi này như thế nào
vẫn còn là một vướng mắc đối với VKS. Ví dụ như vụ án Vũ Thị Lan53 cùng đồng phạm phạm tội đánh bạc tại phòng 402, nhà A7, tổ 7B, phường Trần Nguyên Hãn, TP.Bắc Giang, tại phiên tòa diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 15/03/2019 thì Kiểm sát viên phụ trách vụ án tham gia phiên tòa xét xử bị đau ruột thừa tại cơ quan nên phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện, vì thế không tham gia vào việc xét xử phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên khác tham gia phiên tòa còn nhiều khó khăn nên buộc phải hoãn phiên tòa.
Thứ bảy, quy định về việc đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hiện nay chỉ được quy định ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 302 BLTTHS năm 2015). Các quy định của BLTTHS hiện hành chưa dự liệu tình huống đến phần thủ tục xét hỏi mới phát sinh đề nghị thay đổi, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Ví dụ: Trong vụ án Mai Văn Huy54 ở Đồng Tháp, tại thủ tục bắt đầu phiên tòa các bên không biết và không thể biết về những căn cứ thay đổi Thẩm phán nên đã không thực hiện quyền yêu cầu thay đổi và chỉ khi đến thủ tục xét hỏi thì mới có thông tin về việc bị cáo có quan hệ tiền bạc (vay nợ) với ông X là chồng của một Thẩm phán trong Hội đồng xét xử. Báo chí lúc đó đưa tin về việc này và có nhiều ý kiến cho rằng phải hoãn phiên tòa để thay đổi Thẩm phán, nhưng BLTTHS không quy định cho các bên quyền yêu cầu thay đổi trong thủ tục xét hỏi nên không thể hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi Thẩm phán. Nếu có biểu hiện không khách quan của Thẩm phán – người mà theo luật có căn cứ bị thay đổi – trong quá trình xét xử thì các bên chỉ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền kháng cáo phúc thẩm. Như vậy, VKS không thể kiểm sát hết được các hành vi vi phạm của Thẩm phán dẫn đến hạn chế chất lượng KSXX của VKS.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan.
- Chưa có một khái niệm thống nhất trong lý luận cũng như thực tiễn về “nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX” một trong những chức năng cơ bản của
53
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.