Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

quy định pháp luật, đảm bảo bị cáo được nói lời sau cùng trước khi tuyên án, có quyền tự bào chữa và tranh luận với VKS về nội dung truy tố, đảm bảo việc xét xử được thực hiện với tinh thần “được coi là chưa có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án…”. Đây là một trong những nội dung cơ bản của việc KSXX vụ án hình sự của VKS và việc đảm bảo những quy định nêu trên được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện quyền con người.

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX theo luật TTHS Việt Nam như khái niệm, đặc điểm, phân loại, cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX cũng như ý nghĩa của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận nêu trên giúp luận giải được vai trò của VKSND trong hoạt động KSXX vụ án hình sự, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi KSXX vụ án hình sự.

Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích làm rõ được khái niệm, đặc điểm về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi KSXX vụ án hình sự, cùng với đó là phân loại nhiệm vụ, quyền hạn, xác định được cơ sở của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn đó để từ đó thấy được những quy định của BLTTHS về nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi KSXX tương đối rõ ràng, cụ thể. Với những nội dung trình bày ở Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá luật thực định; thực tiễn thực hiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự theo luật TTHS Việt Nam và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện các quy định này trong những chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VIỆN KIỂM SÁT KHI KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Lịch sử quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

2.1.1. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự từ năm 1945 đến trước năm 1988 xử vụ án hình sự từ năm 1945 đến trước năm 1988

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đất nước ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thù trong, giặc ngoài. Để xây dựng một chính quyền dân chủ của nhân dân, thì cùng với việc tổ chức các cơ quan nhà nước khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh để bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân như Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/09/1945 thành lập các Tòa án quân sự ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xét xử tất cả những người nào phạm vào tội xâm phạm đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Sắc lệnh này là cơ sở pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án trong bộ máy nhà nước ta, đồng thời quy định tổ chức hệ thống kiểm sát nằm trong hệ thống này.

Chính quyền mới thành lập đã sử dụng ngay một cách có hiệu quả những biện pháp tổ chức và hoạt động của Tòa án trong công cuộc bảo vệ nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Cùng với việc hình thành một bộ máy Tòa án mới, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến tổ chức công tố, sử dụng bộ máy công tố làm công cụ sắc bén và có hiệu quả nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chẳng hạn, Điều 5 Sắc lệnh số 32/SL ngày 13/09/1945 về thành lập Tòa án quân sự quy định về thành phần Hội đồng xét xử và đại diện cơ quan công tố.

Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, Thẩm phán được chia làm hai ngạch, ngạch sơ cấp làm việc ở Tòa sơ cấp; ngạch đệ nhị cấp làm việc ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Thẩm phán xét xử do Chánh nhất Tòa thượng thẩm đứng đầu, Thẩm phán buộc tội do ông Chưởng lý đứng đầu. Ngày 17/04/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 51/SL về quy định thẩm quyền các Tòa án và phân công giữa các nhân viên. Đối với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chức danh của

VKS như: Chưởng lý và Phó Chưởng lý, Biện lý và Phó Biện lý đã được Sắc lệnh quy định tại chương thứ nhì và từ Điều 15 đến 41. Mặt khác, tính độc lập trong hoạt động công tố và hoạt động xét xử cũng được khẳng định, cụ thể ở điều 17 của Sắc lệnh 51: “Ông Chánh án có quyền điều khiển, kiểm soát tất cả các nhân viên khác trong Tòa án, trừ các Thẩm phán buộc tội”. Trong giai đoạn này, VKS ngoài thẩm quyền trong lĩnh vực TTHS, dân sự, thi hành án thì VKS còn giám sát hoạt động tư pháp, kiểm soát các công lại, việc thăng thưởng và trừng phạt hành chính những ủy viên tư pháp công an, bảo vệ trật tự pháp luật, trông nom việc thi hành các đạo luật của Nhà nước. Qua các Sắc lệnh nêu trên có thể thấy từ năm 1945 đến năm 1950, tổ chức Công tố nằm trong ba tổ chức Tòa án đó là Tòa án thường, Tòa án Quân sự, Tòa án binh.

Để tăng cường pháp chế XHCN, ngày 29/06/1958 Quốc hội có Nghị quyết thành lập Viện Công tố, Viện Công tố độc lập trực thuộc Chính phủ. Đến ngày 01/07/1959, Nghị định số: 256 – TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố. Theo đó khoản 3 điều 1 Nghị định nêu rõ nhiệm vụ của Viện Công tố là: “Giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án”, và thành lập cơ cấu tổ chức của Viện Công tố như thành lập Vụ giám sát xét xử và các vụ, phòng nghiệp vụ. “Theo Nghị định thì nhiệm vụ của Viện Công tố là kiểm sát việc tuân theo và chấp hành pháp luật của Nhà nước…bảo vệ lợi ích của công dân…giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án”20. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước và bảo đảm quyền con người, đến ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã thông qua Hiến pháp mới, thay thế Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959 quy định tổ chức lại các cơ quan Nhà nước, trong đó có bốn điều quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như nhiệm vụ của VKSND.

Theo Hiến pháp năm 1959, ngoài chức năng thực hành quyền công tố thì VKSND còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Về tổ chức và hoạt động, VKSND các cấp chịu sự lãnh đạo của VKSND cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của VKSND tối cao. Viện trưởng VKSND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)