Bảo đảm tính khách quan trong xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

14 Khoản 2 Điề u2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 20.

1.4.2. Bảo đảm tính khách quan trong xét xử vụ án hình sự

Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó yêu cầu tối cao và cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả công tác xét xử phải là khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để.

KSXX của VKS là hoạt động đặc trưng giúp Tòa án ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Điều này có mục tiêu bảo đảm cho các cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; bảo đảm việc xét xử vụ án hình sự được chính xác, giúp Tòa án đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm các quyền con người trong các thủ tục tố tụng tư pháp do pháp luật quy định phải được triệt để tôn trọng.

Hoạt động kiểm sát của VKS khi xét xử vụ án hình sự không cản trở hoạt động bình thường của Tòa án và không ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm về tính chất hoạt động: Do kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS là hoạt động giám sát nhà nước, nên trong hoạt động của mình, VKS chỉ xem xét đối tượng kiểm sát ở góc độ có hợp pháp hay không. Tuy nhiên khác với hoạt động giám sát Nhà nước nói chung về tư pháp, KSXX vụ án hình sự là sự giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khi tham gia hoạt động xét xử vụ án hình sự. Mục đích của kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự là nhằm đảm bảo cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình xét xử vụ án. VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do BLTTHS quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, cá nhân nào trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp chỉ do một chủ thể duy nhất tiến hành, đó là VKS.

Chính vì thế vai trò của VKS trong quá trình kiểm sát sự tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử vụ án hình sự đảm bảo pháp luật được áp dụng khách quan, độc lập có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự những sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án được phát hiện, kiến nghị, kháng nghị. Trên cơ sở đó những vi phạm, sai phạm được khắc phục kịp thời, sự khách quan, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ án được bảo đảm.

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong xét xử vụ án hình sự cũng là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của VKS khi thực hiện công các KSXX vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho việc xét xử tuân theo quy định của pháp luật. KSXX vụ án hình sự góp phần hạn chế những sai phạm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, làm cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, minh bạch, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)