Quy định pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 52)

21 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát

2.2. Quy định pháp luật hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự

Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, kỳ họp thứ 6, ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Trong đó khoản 1 điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, kỳ họp thứ 8, ngày 24/11/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tổ chức VKSND năm 2014.

Điều 19 Luật tổ chức VKSND quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi KSXX vụ án hình sự bao gồm:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án.

2. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

3. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

6. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”.

Nhìn chung, Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự qua đó đã khẳng định được tầm quan trọng của VKS khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động KSXX vụ án hình sự.

Căn cứ theo Hiến pháp năm 2013 thì BLTTHS năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 có một số quy định về nhiệm

vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự tại Điều 267 BLTTHS 2015: “1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án.

4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng.

7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý.

8. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét cử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSXX vụ án hình sự tại Điều 267, qua đó giúp cho cơ quan này thực hiện tốt chức năng kiểm sát của mình khi kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 52)