Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)

14 Khoản 2 Điề u2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 20.

1.4.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Bảo đảm pháp chế XHCN là nguyên tắc quan trọng không chỉ trong quá trình tố tụng của một vụ án mà còn ở cả những quy định luật chuyên ngành khác. Trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tố tụng tại Việt Nam, đây là nguyên tắc bao trùm nhất, được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của TTHS, từ những quy định chung cho đến quy định cụ thể. Nó cũng là nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN đảm bảo cho mọi hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự việc đảm bảo pháp chế XHCN chủ yếu tập trung vào việc tuân thủ pháp luật của Tòa án và cơ quan kiểm sát, đảm bảo pháp chế XHCN trong giai đoạn này chính là VKS. Mọi quyết định của Tòa án cần phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật để có thể được mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Hay nói cách khác, việc KSXX vụ án hình sự đảm bảo cho Tòa án, Hội đồng xét xử thực hiện đầy đủ và đúng các quyền tố tụng theo quy định của pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ các quy định của pháp luật tố tụng đến các quy định của pháp luật về nội dung.

Một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với việc đảm bảo pháp chế XHCN, áp dụng pháp luật là phải đảm bảo tính thống nhất các hoạt động điều tra, xét xử, quyết định trong suốt quá trình tố tụng phải luôn luôn đảm bảo có tính căn cứ và tính hợp pháp. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, trong hoạt động tố tụng vẫn còn những sai lầm, vi phạm đáng tiếc, việc áp dụng pháp luật còn chưa đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan tố tụng. Do vậy, việc kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp cũng như sự thống nhất về pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tố tụng phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử không những trước mà cả sau khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, VKSND phải thực hiện nghiêm những nhiệm vụ, quyền hạn khi KSXX vụ án hình sự nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng người, đúng tội, bản án, quyết định của Tòa án phải được thực hiện kịp thời theo đúng quy định, tránh tình trạng không thể thực hiện do sự mâu thuẫn trong việc hiểu, áp dụng những quy định của pháp luật giữa các cơ quan có nhiệm vụ thực hiện bản án, quyết định của Tòa án.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)