21 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (Ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-VKSNDTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự
kiểm sát xét xử vụ án hình sự
2.3.1. Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Theo báo cáo kết quả hàng năm của VKSND cho thấy trong những năm qua VKS các cấp đã triển khai, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Bộ Chính trị, chỉ thị công tác của Ngành; chủ động đề ra nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và KSXX các vụ án hình sự, trọng tâm là nâng cao chất lượng trong hoạt động KSXX vụ án hình sự của VKS. Kết quả KSXX vụ án hình sự trong những năm 2016 đến năm 2020 cho thấy nhận thức của VKS về vai trò, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động KSXX vụ án hình sự có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng công tác KSXX được thể hiện ở hai mặt: Vừa đẩy mạnh tốc độ giải quyết vụ án, vừa hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng án oan sai, để lọt tội phạm, góp phần tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động xét xử; VKS đã chủ động hơn trong việc thực hiện các hoạt động
kiểm sát trong giai đoạn xét xử, trọng tâm là kiểm sát tại phiên tòa hình sự, góp phần đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, toàn diện, giúp Tòa án ra các bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi KSXX vụ án hình sự của VKS từ năm 2016 đến năm 2020 được thể hiện rõ nét ở một số khía cạnh sau24:
Trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020, VKS các cấp đã thực hành quyền công tố và KSXX sơ thẩm vụ án hình sự là 346407 vụ, xét xử phúc thẩm 74363 vụ án hình sự đã cơ bản khắc phục được tình trạng án để quá thời hạn và kéo dài như trước đây. VKS đã phối hợp với Tòa án tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm, chọn Kiểm sát viên có năng lực và kinh nghiệm để tham gia phiên tòa xét xử những vụ án lớn, phức tạp. VKS đã làm tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội, ma túy. Các thao tác nghiệp vụ đã được chú trọng, đi vào nề nếp, góp phần bảo đảm chất lượng các vụ án đã truy tố. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đại diện cho VKS đã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách đầy đủ nên có tác dụng giúp Tòa án ra các bản án đúng quy định của pháp luật và có căn cứ. Các kết luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm đã chỉ rõ những vi phạm của bản án sơ thẩm, đề xuất việc khắc phục sai phạm của bản án sơ thẩm được chính xác; góp phần bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ pháp chế XHCN.
Qua công tác kiểm sát, VKS đã ban hành 5529 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án xét xử 5033 vụ, Tòa án đã chấp nhận 65,3% số kháng nghị. VKS đã ban hành 4156 kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động xét xử, 2398 thông báo rút kinh nghiệm cho VKS các cấp kịp thời tháo gỡ vướng mắc, sai sót về nhận thức pháp luật, về đường lối xử lý, ban hành 546 kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Mỗi năm VKSND tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến trong toàn ngành về chuyên đề “Công tác kiểm sát hoạt động xét xử vụ án hình sự” để cùng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng khâu công tác KSXX.
Như vậy, qua số liệu trên thì số vụ án mà VKS tham gia KSXX tại phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm lớn hơn rất nhiều so với trước khi BLTTHS năm 2015